Giải pháp tiết kiệm phân bón

1 trong "5 giảm" đó là giảm việc sử dụng phân đạm thừa mà ta có thể hiểu theo nghĩa rộng là việc sử dụng phân bón sao cho hiệu quả không chỉ riêng đối với phân đạm mà là tất cả các loại phân bón nói chung.

Hậu quả sử dụng phân bón không hợp lý

Khi cây trồng cho năng suất thấp hoặc sinh trưởng, phát triển kém, nông dân thường bón thêm phân cho cây vì nghĩ cây đang thiếu dinh dưỡng nên cần bổ sung thêm, đặc biệt là khi giá lúa tăng. Việc làm này có thể không những không làm cải thiện tình hình mà còn làm cây rơi vào tình trạng trầm trọng hơn, thừa phân.

Trước những vấn đề như thế, người dân cần xem xét kỹ lưỡng lại tất cả các yếu tố gây nên, có phải thực sự là cây thiếu phân bón, hay các yếu tố như côn trùng, bệnh hại. Trong trường hợp phân bị bốc hơi, rửa trôi thì việc cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây là đúng đắn và cần thiết.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, lượng phân đạm (nguyên chất) bình quân cung cấp cho 1ha ruộng lúa vụ ĐX là 90 - 100 kg đạm. Trên thực tế việc sử dụng thừa phân đạm là rất phổ biến, có thể đến 100 - 110 kg/ha. Không kể đến thiệt hại dễ thấy về mặt kinh tế, dùng quá nhiều đạm dẫn đến nhiều bất lợi cho cây.

Khi cây hút nhiều đạm sẽ dẫn đến hiện tượng bị ngộ độc, khi đó các hợp chất cacbon sẽ được huy động để giải độc, dẫn đến việc hình thành chất xơ kém đi, cây trở nên yếu hơn và thời gian ra hoa bị trễ. Ngoài ra axit amin cấu thành từ việc dư đạm sẽ được tích lũy trong lá, dẫn dụ côn trùng đến tấn công. Đạm bị bốc hơi tạo thành khí ammoniac hay nitơ tự do làm ô nhiễm môi trường.

Việc bón phân lân đòi hỏi người dân cần có hiểu biết về tình trạng đất trên đồng ruộng. Sử dụng super lân trên đất bị nhiễm phèn hoàn toàn không mang lại hiệu quả cho cây như dùng phân nung chảy trên đất kiềm, cũng như phân đạm sẽ bị mất tác dụng khi có sự hiện diện của phân lân. Đây là lý do khi người dân tự phối trộn phân đơn để sử dụng không mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp giải quyết

Đối với đạm, khi sử dụng cần chia ra bón làm nhiều lần, để tránh tình trạng cây chưa kịp hấp thụ đã bị thất thoát hết. Cây trồng thường chỉ hấp thu được 30 - 40% lượng bón, thất thoát đạm do bị rửa trôi và chủ yếu qua con đường bay hơi. Do đó người dân tuyệt đối không nên bón đạm vào những ngày nắng nóng và khi sử dụng thì nên vùi sâu vào trong đất để cây hấp thụ từ từ.

Đất phèn chiếm 40% diện tích canh tác ở ĐBSCL, tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Khi sử dụng phân lân trên vùng đất này hiệu quả sẽ thấp do các độc tố trong đất như ion sắt, nhôm cố định lân trong đất làm cây trồng không thể hấp thụ được. Người dân cần dùng nước từ các công trình thủy lợi để tháo chua, rửa phèn, với các vùng có điều kiện thì dùng nước để ém phèn.

Ngoài biện pháp về thủy lợi, nông dân có thể sử dụng biện pháp chủ động hơn là bón vôi cho đất trước khi sử dụng các loại phân bón, điều này giúp cho tang độ pH trong đất làm cho cây hấp thu các dưỡng chất dễ dàng hơn. Sử dụng các vi sinh vật giúp phân giải lân cố định trong đất tạo nên lân cây có thể hấp thụ cũng đang được sử dụng.

Ứng dụng TBKT vào SX

Nông dân hiện đã quen thuộc với dòng phân đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ của Cty CP Phân bón Bình Điền được SX thương mại năm 2006, sau đấy là các loại phân chuyên dùng có TE. Đây là dòng phân đặc biệt giúp tăng hiệu quả sử dụng. Hoạt chất Agrotain trong phân bao bọc viên phân làm giảm hiện tượng thất thoát, giúp tăng hiệu quả sử dụng 20-30% so với đạm hạt trắng thong thường.

Với việc kết hợp các kỹ thuật canh tác cũng như hiểu biết của mình cũng như kết với các tiến bộ kỹ thuật, người nông dân hoàn toàn có thể sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả, hướng đến việc SX nông nghiệp bền vững.

Với loại phân chuyên dùng cho lúa như TE Lúa 1, TE Lúa 2 không chỉ lượng phân thất thoát giảm mà phân đã được phối trộn các thành phần cũng như các chất trung và vi lượng thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lúa nên người sử dụng không lo lắng về cây thiếu hụt dưỡng chất.

Gần đây, Bình Điền cũng đưa ra thị trường phân bón 46P+ dùng để thay thế cho DAP. Hoạt chất Avail trong phân giúp bao bọc lân, tránh tiếp xúc với các ion trong đất như sắt, nhôm, giúp lân giữ trạng thái tự do, dễ dàng cho cây hấp thụ, hiệu quả sử dụng lân tăng từ 25 - 30% lên 70 - 80%.

Ngoài ra trong các nghiên cứu gần đây còn cho thấy Avail làm cho các độc tố không tiếp xúc được với rễ, đảm bảo cho việc rễ phát triển bình thường trên các vùng đất nhiễm phèn.

Theo NNVN

Các tin khác