Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 11-17/4)

1. Trên lúa

a)Các tỉnh phía Bắc

- Bệnh đạo ôn hại lá: Phạm vi và mức độ gây hại tăng trên các trà lúa. Do gặp thời tiết thuận lợi, độ ẩm không khí cao, kết hợp với bón thúc đòng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh trên diện rộng và gây cháy cục bộ trên giống nhiễm, đặc biệt trên những chân ruộng bón nhiều đạm,chân đất cát pha, thịt nhẹ, vùng bãi ven sông, vùng bán sơn địa thiếu nước, vùng ổ dịch hàng năm. Cần theo dõi và phòng chống kịp thời, đặc biệt tại một số tỉnh ven biển và miền núi phía Bắc.

- Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái - làm đòng, hại nặng trên những chân ruộng gần mương máng, gò bãi.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Gây hại tăng trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng, đặc biệt tại một số tỉnh phía Nam vùng khu 4. Một số diện tích có mật độ cao có khả năng xảy ra tình trạng cháy chòm nếu không phòng trừ kịp thời. - Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 1 tiếp tục nở và gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Rầy nâu và rầy lưng trắng gây hại cục bộ trên lúa giai đoạn đoạn đòng - và tiếp tục tích lũy gây hại trên lúa từ giai đoạn trỗ - chín. - Chuột: Hại trên lúa ĐX giai đoạn đòng - trỗ, hại nặng ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương, những nơi tổ chức phòng trừ chưa tốt...

Các đối tượng khác như sâu năn, sâu cuốn lá, sâu đục thân... gây hại nhẹ. c) Các tỉnh phía Nam - Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 4, xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh - đòng trỗ, một số diện tích có thể nhiễm nặng nếu phòng trừ không tốt. Bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu, phát hiện và phun thuốc đúng kỹ thuật và kịp thời. Không phun thuốc trừ sâu phổ rộng cho lúa dưới 40 ngày sau sạ, nhằm bảo vệ thiên địch, hạn chế bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.

- Bọ trĩ có khả năng xuất hiện và gây hại những ruộng lúa giai đoạn mạ, cần hạn chế tối đa việc phun thuốc. Ngoài ra, cần lưu ý các đối tượng dịch hại khác như chuột, bệnh đạo ôn lá, hiện tượng ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn... xuất hiện và gây hại trên lúa hè thu giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.

2. Trên cây trồng khác

Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... gây hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời. Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng. Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại nhẹ. Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại và có xu hướng tăng nhẹ về diện tích ở các tỉnh ĐBSCL.

Cục BVTV Khuyến cáo

Trên lúa:

Do gặp thời tiết thuận lợi, độ ẩm không khí cao, kết hợp với bón thúc đòng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh trên diện rộng và gây cháy cục bộ trên giống nhiễm, tập trung khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ. Đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông phun thuốc đặc trị Beam 75WP kết hợp với thuốc khuẩn Bonny 4SL phòng trừ các bệnh do vi khuẩn (hoặc bộ HAI-BB hay BBC, BBA) và phối hợp Aviso 350SC để phòng trừ các nấm bệnh phổ rộng gây lem lép hạt giai đoạn trước trổ và sau trổ đều. Đối sâu cuốn lá nhỏ phun thuốc trừ sâu Mimic 20SC (không sợ sâu kháng thuốc), có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn, hoặc phun riêng Wellof 330EC. Khi xuất hiện rầy ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha).

Trên cây trồng khác:

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; Nhện đỏ phun Takare 2EC; Rầy xanh phun Applaud 10WP. Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP. Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bonny 4SL; Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25gr/gốc). Cây thanh long: Bệnh đốm nâu phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông Dược HAI.

Theo Cục BVTV

Các tin khác