Loại rau được mệnh danh là "siêu tăng lực", tưởng khó trồng mà lại dễ bất ngờ, cả nhà quanh năm có rau sạch ăn

Công dụng của rau cải bó xôi
Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện Trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam: Cải bó xôi thuộc nhóm các loại rau ăn thường ngày với tính chất lành và bổ, giúp bổ sung một số vi chất dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng của rau cải bó xôi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin B2-B6, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K (hàm lượng nhiều hơn trứng vịt đến 60 lần); sắt, mangan, maigie, canxi axit folic (gấp 3 lần hàm lượng có trong bông cải xanh). Đồng thời, lượng calo, đường và chất béo trong rau cải bó xôi rất thấp nên được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Với những người thực hiện chế độ giảm cân thì đây là một trong những thực phẩm vô cùng hữu ích, PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh nhấn mạnh.

Loại rau được mệnh danh là "siêu tăng lực", tưởng khó trồng mà lại dễ bất ngờ, cả nhà quanh năm có rau sạch ăn - Ảnh 1.Cải bó xôi được xem như là một "siêu thực phẩm" nhờ có nguồn vitamin và khoáng chất tuyệt vời đối với sức khỏe. Ảnh: Greenfarm

Hàm lượng các vitamin A, C, K cao trong rau cải bó xôi giúp bảo vệ hệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ suy tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Canxi, vitamin D và K trong cải bó xôi giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh, đặc biệt, với trẻ nhỏ ăn cải bó xôi thường xuyên cũng là một cách hỗ trợ tăng chiều cao, còn với người cao tuổi, cải bó xôi giúp ngừa các bệnh về xương khớp, loãng xương.

Hàm lượng chất xơ trong cải bó xôi không hề nhỏ, theo đó, rau hỗ trợ hiệu quả trong việc kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp trị táo bón, hạn chế triệu chứng khó tiêu.

Loại rau được mệnh danh là "siêu tăng lực", tưởng khó trồng mà lại dễ bất ngờ, cả nhà quanh năm có rau sạch ăn - Ảnh 2.
Trong rau cải bó xôi có canxi, mangan và vitamin K, rất quan trọng cho sự phát triển và giúp cho xương khỏe mạnh. Ảnh: Người làm vườn

Trong thành phần của cải bó xôi có chứa nhiều carotenoid và lutein, giúp ngăn ngừa và cải thiện những vấn đề bệnh lý về mắt: Khô mắt, loét giác mạc, đồng thời hỗ trợ tăng cường thị lực... Hàm lượng carotenoid cao trong cải bó xôi cũng có tác dụng chống lại các gốc tự do gây ung thư.

Ngoài ra, những thành phần có trong cải bó xôi còn có tác dụng chống viêm và giúp các vết thương ngoài da mau lành.

Trồng rau cải bó xôi tại nhà: Tưởng khó mà lại dễ
Bước 1: Chuẩn bị hạt giống

Loại rau được mệnh danh là "siêu tăng lực", tưởng khó trồng mà lại dễ bất ngờ, cả nhà quanh năm có rau sạch ăn - Ảnh 3.
Ảnh: Hạt giống phương Nam

Ngâm hạt giống 3 đến 4 giờ trong nước ấm 40°C (2 sôi, 3 lạnh) để hạt mau nảy mầm. Sau đó vớt ra rửa sạch rồi đem ủ trong khăn ẩm trong khoảng 8 tiếng đến khi thấy hạt nứt ra và nhú rễ thì bạn có thể lấy ra gieo.

Bước 2: Bón lót

Cho đất sạch vào chậu nhựa hoặc thùng xốp sau đó dùng dụng cụ làm vườn trộn đều và trộn sâu vào lòng đất. Sau đó dùng tay phủi san phẳng mặt đất cho đều.

Bước 3: Gieo hạt

Cách 1: Gieo hạt thưa

Gieo hạt giống cải bó xôi đã được ngâm vào đất với độ sâu khoảng 6mm. Khoảng cách giữa các hạt là 5cm. Sau đó, bạn lấp đất thật nhẹ nhàng và tiến hành che nắng cho cây bằng rơm rạ hay lưới che nắng để tạo độ ẩm thích hợp cho cây nhanh chóng nảy mầm.

Cách 2: Gieo hạt dày

Rắc hạt đều trên mặt đất, không cần quan tâm đến khoảng cách giữa các hạt. Sau đó, đặt chậu ở khu vực có ánh sáng vừa phải để tạo độ ẩm thích hợp cho cây nhanh chóng nảy mầm.

Loại rau được mệnh danh là "siêu tăng lực", tưởng khó trồng mà lại dễ bất ngờ, cả nhà quanh năm có rau sạch ăn - Ảnh 4.
Cải bó xôi là loại rau ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Ảnh: Người làm vườn.

Cách chăm sóc rau cải bó xôi

Do cây là loài ưa ẩm nên bạn cần tưới nước cho cây thường xuyên. Khi mới gieo hạt để tăng khả năng nảy mầm, bạn nên tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào mỗi sáng sớm và chiều mát.

Còn vào thời điểm khi cây bắt đầu sinh trưởng phát triển khỏe mạnh thì bạn có thể tưới 1-2 lần/ngày và có thể điều chỉnh tùy theo thời tiết.

Sau khi gieo khoảng 10 – 15 ngày thì rau đã bắt đầu ra lá, rễ cũng tương đối ổn định bắt đầu làm cỏ và vun gốc cho cây. Lúc đó bạn có thể sử dụng phân trùn quế kết hợp cùng các loại phân bón lá hữu cơ để bón thúc 1 lần/ tuần. Số lần bón thúc 4 – 5 lần.

Loại rau được mệnh danh là "siêu tăng lực", tưởng khó trồng mà lại dễ bất ngờ, cả nhà quanh năm có rau sạch ăn - Ảnh 5.
Đối với phương pháp gieo hàng bạn có thể bón phân thúc ở dạng khô. Bón hai lần sau khi gieo trồng 20 – 25 ngày và 35 – 40 ngày.

Trong quá trình gieo trồng cải, bạn vẫn có thể phải đối mặt với những tình trạng như sên ăn lá, rệp, sâu, ruồi,…

Do đó, bạn nên dành thời gian để bắt sâu bệnh hại cho cây và bỏ đi phần lá bị hư. Còn để giảm tình trạng ốc sên ăn rau bạn nên dùng biện pháp tưới nước giấm pha loãng để phòng ngừa nấm bệnh gây hại cho cây.

Để cây lớn nhanh nhiều lá ta cần phải tỉa thưa lá. Nếu gieo hạt rải đều bạn nên tỉa thưa cây cách cây khoảng 10-15cm, nếu trồng theo hàng bạn nên tỉa một lỗ để 1 cây.

Loại rau được mệnh danh là "siêu tăng lực", tưởng khó trồng mà lại dễ bất ngờ, cả nhà quanh năm có rau sạch ăn - Ảnh 6.
Trồng rau cải bó xôi không khó như bạn tưởng có phải không? Ảnh: Người làm vườn

Khi trên cây có 5-7 lá và lá dài khoảng 10 – 15cm đã trưởng thành thì có thể thu hoạch.

Rau cải bó xôi trồng tại nhà, bạn có thể dùng để nấu thành rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình như: Cải bó xôi trộn đậu hũ, cải bó xôi xào nấm, canh cải bó xôi thịt bằm, cải bó xôi xào thịt bò, cháo cá hồi cải bó xôi,...

Theo NGUYÊN AN/ DÂN VIỆT 

Các tin khác