Loại rau ai cũng ngại nhặt nhưng ăn thì miễn chê, lại giàu dinh dưỡng, đặt cây xuống đất là ngọn mọc tua tủa
Công dụng của rau bí Theo thông tin trên trang thông tin của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, rau bí thực sự là một loại rau bổ dưỡng và mang lại nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rau bí là một nguồn cung cấp chất sắt vô cùng dồi dào, giúp tăng sức đề kháng cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ra sự nhiễm trùng và các bệnh lý nhẹ. Bên cạnh đó, lượng sắt có trong rau bí cũng góp phần tham gia vào quá trình tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin, giúp mang oxy đi đến khắp các mô và cơ quan quan trọng trong cơ thể. Hơn nữa, rau bí cũng rất giàu folate, một trong những khoáng chất cần thiết giúp kích thích cơ thể sản xuất ra đầy đủ các tế bào hồng cầu. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người bị bệnh thiếu máu. Khi bổ sung thường xuyên rau bí vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cho số lượng của huyết sắc tố và các tế bào hồng cầu tăng lên, từ đó cải thiện hoặc làm biến mất tình trạng thiếu máu của bạn. Rau bí còn có khả năng cải thiện sức khỏe hệ tim mạch bởi trong lá bí có chứa một lượng lớn các chất xơ hòa tan. Loại chất dinh dưỡng này có thể làm giảm sự hấp thụ axit mật từ ruột non, đồng thời làm giảm được nồng độ cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra, trong lá bí cũng cung cấp một lượng lớn kali, một loại khoáng chất giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Bên cạnh khả năng tăng cường chức năng hệ miễn dịch và tim mạch, việc ăn rau bí thường xuyên cũng góp phần làm cho răng và xương trở nên chắc khỏe hơn. Trong rau bí rất giàu phốt pho và canxi, đây đều là hai loại khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của hệ xương. Bạn nên bổ sung rau bí nhiều hơn trong chế độ dinh dưỡng của mình để có thể ngăn ngừa được tình trạng khô cứng và đau xương khớp. Trong rau bí cũng chứa một lượng lớn đồng, đây là một chất chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tác động có hại từ các gốc tự do dẫn đến tình trạng lão hóa sớm. Thực tế, rau bí cung cấp nhiều loại loại vitamin, chiếm hơn 5% giá trị dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày của bạn. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A giống như rau bí sẽ giúp cơ thể loại bỏ được sự xuất hiện của các gốc tự do và các loại độc tố có hại đến làn da. Rau bí thực sự là một nguồn cung cấp vitamin B6 vô cùng dồi dào. Do đó, việc ăn nhiều rau bí trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu đi các cơn đau cơ và khớp do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Sự hiện diện của một lượng lớn chất xơ trong rau bí giúp bạn ngăn ngừa được bệnh ung thư một cách hiệu quả. Mặt khác, chất xơ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa của cơ thể, giúp hỗ trợ và cải thiện các chức năng đường ruột, từ đó ngăn ngừa được tính trạng táo bón và các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như viêm túi thừa đại tràng hoặc bệnh trĩ. Cách trồng rau bí lấy ngọn Để trồng bí lấy ngọn, bà con nông dân có thể trồng những loại bí ngô thông thường nhưng muốn đạt hiệu quả cao hơn, bà con nên chọn giống bí siêu ngọn cao sản để trồng. Bí siêu ngọn có thể trồng quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính: vụ Thu Đông (Gieo hạt từ 1/9 - 15/10); vụ Đông Xuân (gieo hạt từ 15/12 - 25/1). Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước vì vậy nên chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát. Có thể tận dụng các bờ lô, bờ thửa, bờ ruộng để trồng. Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 6 - 8 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch, đem ủ trong khăn ẩm cho nứt nanh mới đem gieo. Có thể gieo hạt trực tiếp trên hố hoặc gieo vào bầu chăm sóc thành cây giống cứng cáp rồi đem trồng. Nếu trồng trên đất bãi, đất vườn thì nên gieo hạt trực tiếp, cây bí sẽ sinh trưởng khỏe hơn. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt, khi đã mọc thì chọn giữ lại 1 cây khỏe mạnh, còn nhổ bỏ hoặc để trồng dặm cho những hốc không mọc hoặc mọc yếu. Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2 m, cây cách cây 30-40 cm. Mỗi sào Bắc Bộ (360 m2) có thể trồng được 500-600 cây, cao gấp 3-4 lần so với trồng bí để lấy quả. Mỗi sào Bắc Bộ nên bón lót khoảng 400-500 kg phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục và 15 - 20 kg phân lân, trước khi gieo hạt hoặc trồng cây. Bón càng nhiều phân chuồng thì cây bí càng sinh trưởng, phát triển khỏe, thu hái được nhiều lứa, bền cây. Khi ngọn đã bò dài 60-70cm thì bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên bằng cách cắt tất cả các ngọn chính cách gốc 20-30 cm. Các lứa thu hái tiếp theo cũng làm tương tự, khi ngọn đã dài 60-70cm, cắt ngọn gần sát gốc (để lại 2 - 3 mắt lá) và tiếp tục bón thúc, vun gốc và tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho bí ra nhiều chồi mới có chất lượng cao. Theo DÂN VIỆT |
- Một loại rau dại mọc hoang tên nghe mắc cười này ăn với cháo cá đồng, húp vài thìa tỉnh cả người
- Loại rau mát lành cải thiện trí nhớ này trồng thành công, một nông dân ở TT-Huế xây được nhà tiền tỷ
- Rau dại này xưa ăn chống đói, nay nhà giàu cũng tìm mua, toàn thân là "thuốc bổ", mọc la liệt ở Bình Dương
- Loại rau dại mọc hoang vạ vật ruộng đồng Tây Ninh, giàu Saponin, hái lên chưa kịp rửa đã tranh nhau mua
- Loại rau mọc dại đầy đường, chẳng ai ngó ngàng tới hóa ra lại là vị thuốc quý được Đông y tôn vinh
- Một loại rau rừng ngon, sạch, lạ muốn đọc tên phải uốn lưỡi 2 lần ở Tây Bắc, là vị thuốc quý
- Một loại củ đầy lông, xù xì được ví như nhân sâm bình dân giá rẻ, giúp điều hòa huyết áp, đó là củ gì?
- Một loại rau dân dã, chợ nào cũng bán, giá chỉ vài nghìn đồng nhưng lượng vitamin C cao hơn cam, chanh, trồng cực dễ
- Trồng loài cây dược liệu có tác dụng với bệnh sỏi thận, nông dân một xã của tỉnh Hải Dương thu trăm triệu/ha
- Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng