Chủ đề nóng Nga cáo buộc ông trùm của Wagner làm phản Cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam 2.500 giáo viên kiến nghị bỏ thi thăng hạng giáo viên Vụ sạt lở trạm CSGT đèo Bảo Lộc Phiên tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu" Nhóm nhạc Blackpink biểu diễn ở Việt

Rau trai là một loại rau dại có giá trị dinh dưỡng cao

Nếu ở miền Bắc, miền Trung, người dân thường lấy rau trai (hay còn gọi là cỏ thài lài) cho lợn ăn thì trong miền Nam, loài rau này thường được dùng để nấu canh tôm, canh cua. Rau trai vốn là loại cỏ mọc hoang ở bờ ruộng, ngắt ra có nước hơi nhớt.

Rau trai có tên quốc tế là commelina communis, dân gian hay còn được gọi là cây thài lài trắng là một cây mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn ,bờ mương hoặc dưới tán cây lưa thưa ở đồng bằng hay miền núi Việt Nam.

Một loài cá lạ xuất hiện ở hồ Thác Bà trên Yên Bái, ăn vãn cả loài tôm đất, nhiều người kéo lên câu

Cây rau trai cao từ 25-50 cm, có lông mềm, rễ có dạng sợi mọc ở đốt, thân phân nhánh, thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.

Cụm hoa màu xanh lơ, lá xếp bao quanh hoa dạng mo, nhìn như hình con trai. Trong mỗi cây thường có hai hoa, mỗi bông có 3 đài lá và 3 cánh hoa. Khi đậu quả, nang quả thường được bao bọc bởi bao hoa, thuôn và gần giống hình cầu, trong quả có 4 hạt. Hoa rau trai thường nở vào tháng 5-9, quả chín vào tháng 6-11.

Theo nghiên cứu, thành phần chất khô chứa trong cây rau trai bao gồm 21,15% cellulose; 12,8% tro; 7,8% protein, 0,9% lipit và 59,75 % dẫn xuất phi protein. Ngoài ra trong rau trai còn có delphin, commelinin, flavocommelin, awobanin. Hạt cây chứa dầu béo.

Theo Đông y, cây rau trai có tính lạnh, vị ngọt có tác dụng giải nhiệt cơ thể, chống viêm, thường được sử dụng điều trị các bệnh như viêm amidan, cảm cúm, viêm họng hay các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, phù thũng… Cây có thể dụng chữa bệnh ở cả hai dạng cây tươi hay khô.

Rau trai chữa amidan hiệu quả

Hái một nắm cây rau trai đem về rửa sạch, giã nhuyễn cùng với một chút muối, vắt lấy nước cốt, dùng để ngậm và uống từ từ. Nước lá rau trai kết hợp muối có tính kháng khuẩn cao, đồng thời giúp cho cổ họng bớt nóng rát nên hãy cố gắng kiên trì sử dụng, nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh mà mình đang gặp phải.

Cũng có thể sử dụng cỏ rau trai khô để sắc lấy nước uống, sử dụng như nước lọc hằng ngày. Nước có tính mát, kháng khuẩn, không những điều trị viêm amidan hiệu quả mà còn có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.

Chữa viêm nhiễm đường hô hấp

Các bạn cần chuẩn bị rau trai 30g, 30g lá bồ công anh, 30g lá dâu tằm, dùng sắc nước và cho trẻ dùng uống hằng ngày sẽ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp.

Chữa mụn nhọt (chưa vỡ mủ)

Rau trai có tính làm mát tốt chính vì vậy mà nhiều người sử dụng rau trai để chữa trị mụn nhọt, không chỉ hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, giảm sưng, đau nhức. Bạn chỉ cần dùng rau trai tươi rửa sạch, giã nát, cho vào chút rượu nóng, đắp vào chỗ sưng đau rồi băng cố định lại trong 2h, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Chữa kiết lị do ăn đồ sống, lạnh

Kiết lị là một bệnh không dễ chữa trị bằng tây y, bên cạnh các bài thuốc nam, thì mọi người có thể thử nghiệm với rau trai, nó sẽ hỗ trợ điều trị kiết lỵ hiệu quả. Với cách đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 30g rau trai tươi (10g rau trai khô), cắt khúc, rửa sạch. Cho vào ấm cùng 700 ml nước sắc còn 150ml nước, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Loại rau trước chỉ là rau dại cho lợn ăn giờ "lên đời" thành đặc sản, đóng túi bán với giá 70.000/kg - Ảnh 3.
Ở một số nơi rau trai được xem là loại rau đặc sản để đãi khách quý.

Chữa viêm cầu thận cấp, phù thũng, đái ít

Chuẩn bị khoảng chừng 30 g rau trai, 30g cỏ xước, bông mã đề 30 g. Dùng tất cả các nguyên liệu này mang đi sắc lấy nước và để uống hằng ngày. Dùng thường xuyên bạn sẽ thấy bệnh tình cải thiện đáng kể.

Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp

Chuẩn bị khoảng 90g rau trai tươi kết hợp với hoa của cây đậu tằm đem đi rửa rồi sắc lên lấy nước uống, dùng trong 10-15 ngày bệnh sẽ có chuyển biến tốt.

 

Rau trai trở thành loại rau đặc sản, bán giá cao
Loại rau này từng gây biết bao phiền toái cho người dân quê bởi nó mọc thành từng dây, nhiều rễ và sinh trưởng nhanh. Hiện nay, tại các chợ, loại rau này được bán dao động với giá 50.000 đồng/kg còn trên sàn thương mại điện tử, rau trai được đóng túi, bán với giá khoảng 70.000/kg.

Ở nước ta thì cây rau trai chủ yếu được dùng để làm rau ăn (thân và lá non được dùng chế biến các món rau luộc, xào, nấu canh…). Ngoài ra nó còn được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi (thân, lá thường được sử dụng làm thức ăn cho thỏ, dê, lợn, gà, vịt…) hay chúng còn được dùng làm phân xanh, được trồng giữ ẩm trong các vườn cây ăn quả.

Vài chục năm trở lại đây, người dân Nam Bộ đã hái rau trai về ăn và chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Theo đó phần thân và lá non của rau trai có thể luộc, xào tỏi ớt và nấu canh xương lợn hoặc canh tôm tép vô cùng thơm ngon, mát ngọt.

Thậm chí, ở nhiều vùng quê rau trai còn được xem là đặc sản dân dã để tiếp khách quý. Theo đó, rau trai nên hái vào buổi sáng sớm khi sương vẫn còn vương trên lá, trông rất non. Mọi người thường chọn những ngọn non cao tầm 3-4cm với 2-3 lá. Chỉ cần hái một lúc đã đầy rổ rồi đem về rửa sạch rồi chế biến với đủ món như luộc, xào tỏi hay nấu canh tôm tép.

Loại rau trước chỉ là rau dại cho lợn ăn giờ "lên đời" thành đặc sản, đóng túi bán với giá 70.000/kg - Ảnh 5.
Rau trai xuất hiện nhiều ở các làng quê Việt.

Nhiều người nghĩ luộc rau trai đơn giản nhung thực tế rất khó. Bạn phải đun nồi nước sôi thật sôi, sau đó bỏ rau trai vào rồi nêm nếm chút đường rồi đậy nắp lại và bắc xuống. Nếu để trên bếp quá lâu, rau sẽ mềm nhũn, không giữ được đọ giòn và xanh.

Về rau trai xào tỏi, bạn đun chảo dầu nóng, thêm tỏi đã băm nhuyễn vào. Khi tỏi vàng, bạn cho rau trai đã luộc sơ vào và nêm nếm gia vị là có thể thưởng thức được. Món này có thể ăn kèm với cá kho, rất đưa cơm".

Theo NGUYÊN AN/ DÂN VIỆT 

Các tin khác