Loại rau ăn cả củ lẫn lá được mệnh danh là 'thần dược' của mùa đông, vừa giúp phòng đủ thứ bệnh vừa dễ trồng
Công dụng của rau su hào Theo Healthline, su hào được mệnh danh là "thần dược" của mùa đông. Nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng, ăn su hào vào mùa lạnh có thể đem lại công dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp cơ thể phòng bệnh tốt hơn. Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm. Còn theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27 kcalo, 1,7 g chất đạm, 6,2 g carbohydrate, 3,6 g chất xơ, 24 mg canxi, 19 mg magiê, 46 mg phốt pho, 350 mg kali, 20 mg natri, 62 mg vitamin C, 22µg beta caroten, 16 µg folate. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, su hào giúp duy trì hoạt động của ruột và ruột kết, từ đó giúp hệ tiêu hóa luôn thông suốt. Mặt khác, chất xơ cũng giúp duy trì số lượng lợi khuẩn có trong ruột, giảm thiểu khả năng mắc chứng táo bón, các bệnh đường tiêu hóa, trĩ và ung thư ruột kết. Bổ sung các món ăn chế biến từ loại thực phẩm này thực sự là một sự lựa chọn sáng suốt đối với người có hệ tiêu hóa yếu. 91% khối lượng su hào là nước, còn lại là chất xơ, các vitamin và khoáng chất khác. Nó cũng chứa rất ít chất béo và có hàm lượng calo thấp. Chính vì vậy, su hào trở thành một trong những thực phẩm cực kì lí tưởng cho những người muốn giảm cân. Thêm su hào vào chế độ ăn uống còn hỗ trợ phòng chống các chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch, đột quỵ bởi chúng không chứa cholesterol. Không chỉ chứa lượng nước lớn, su hào còn chứa nhiều vitamin B6, C và khoáng chất potassium. Do đó, loại thực phẩm này có công dụng thanh lọc máu và thận cực tốt, giúp loại bỏ các cặn bã tích tụ ra khỏi cơ thể và khơi thông hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ su hào để chúng phát huy công dụng tốt nhất bởi lượng dùng quá nhiều rất dễ gây tổn hao khí huyết. Các khoáng chất trong su hào như selen, folic, magie, kali,... là những dưỡng chất thiết yếu cần trong quá trình mang thai. Mẹ bổ sung đầy đủ những vi chất này sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ, đồng thời hỗ trợ hệ thần kinh và não bộ của bé phát triển toàn diện hơn. Với hàm lượng vitamin C lớn, ăn các món chế biến từ su hào giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh tật trong đó có cảm cúm thường gặp trong mùa đông. Đặc biệt, lượng vitamin C nói trên còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư,... Loại vitamin này còn cải thiện sự hấp thu và phục hồi các nguồn cung cấp vitamin E, tăng cường sức khỏe. Kali trong su hào rất tốt cho sức khỏe và cơ chế hoạt động của hệ thần kinh. Chất này hỗ trợ quá trình tích lũy carbohydrate trong cơ thể, cung cấp nguyên liệu cho sự vận động của các cơ bắp. Cung cấp đủ kali cho cơ thể còn giúp tăng tốc độ xử lí thông tin của não bộ lên nhanh chóng. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng su hào: Su hào có hàm lượng các chất dinh dưỡng cực cao, đặc biệt là khi ăn sống. Do đó, trẻ nhỏ, những người có hệ tiêu hóa kém hoặc bị đau dạ dày không nên sử dụng su hào theo cách này vì rất dễ gây đau bụng. Tương tự như bông cải, súp lơ,... su hào cũng chứa nhiều goitrogens và một số hợp chất thực vật có thể gây sưng phù tuyến giáp. Vì vậy, những người có tiền sử hoặc đang bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế sử dụng chúng trong bữa ăn. Khi mua su hào, không nên chọn những củ quá to. Nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn. Kỹ thuật trồng su hào Địa điểm trồng su hào phải ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát, vùng đất không bị trũng nước hay quá khô cằn. Khi gieo trồng su hào, bạn cần phải trồng trên đất tơi xốp, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát, đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt cho cây su hào phát triển. Thời vụ Vụ sớm: Gieo từ tháng 7 đến tháng 8, chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày. Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày. Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yêu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuoói tháng 4 năm sau. Tuổi cây giống 25 - 30 ngày. Kỹ thuật trồng: Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ. Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ. Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha. Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được. Chăm sóc Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày sau khi cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng. Bón thúc: Thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha loang 20%. Sau đó cứ một tuần lễ lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc suốt quá trình sinh trưởng từ 150 - 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng lớn lượng phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để củ nây đều, mỏng vỏ. Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 - 20 ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày. Phòng trừ sâu bệnh Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại su hào, đặc biệt là rệp rau: Chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng dipterêc pha 1/1600 để phun trừ. Thu hoạch Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất. Theo DÂN VIỆT |
- Một loại rau dại mọc hoang tên nghe mắc cười này ăn với cháo cá đồng, húp vài thìa tỉnh cả người
- Loại rau mát lành cải thiện trí nhớ này trồng thành công, một nông dân ở TT-Huế xây được nhà tiền tỷ
- Rau dại này xưa ăn chống đói, nay nhà giàu cũng tìm mua, toàn thân là "thuốc bổ", mọc la liệt ở Bình Dương
- Loại rau dại mọc hoang vạ vật ruộng đồng Tây Ninh, giàu Saponin, hái lên chưa kịp rửa đã tranh nhau mua
- Loại rau mọc dại đầy đường, chẳng ai ngó ngàng tới hóa ra lại là vị thuốc quý được Đông y tôn vinh
- Một loại rau rừng ngon, sạch, lạ muốn đọc tên phải uốn lưỡi 2 lần ở Tây Bắc, là vị thuốc quý
- Một loại củ đầy lông, xù xì được ví như nhân sâm bình dân giá rẻ, giúp điều hòa huyết áp, đó là củ gì?
- Một loại rau dân dã, chợ nào cũng bán, giá chỉ vài nghìn đồng nhưng lượng vitamin C cao hơn cam, chanh, trồng cực dễ
- Trồng loài cây dược liệu có tác dụng với bệnh sỏi thận, nông dân một xã của tỉnh Hải Dương thu trăm triệu/ha
- Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng