Mùa hè, mùa của loại rau từng bị coi là cỏ dại, hóa ra lại là "thần dược" ở nhiều nước trên thế giới
Rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình khác nhau, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá… những nơi có độ ẩm. Nhiều người từng coi loại rau này là cỏ dại, mọc hoang nên chỉ lấy làm thức ăn cho gia súc mà không biết rằng rau càng cua không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng. Nhiều nước trên thế giới còn xem rau càng cua là “thần dược” trị nhiều loại bệnh. Ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc . Ngày nay, một số nơi bán loại rau này còn đắt hơn cả thịt, có nơi bán 70-80 nghìn đồng/kg, trong khi có nơi bán tới hơn một trăm nghìn/kg.
Rau càng cua có tên khoa học là Peperomia pellucida Kunth thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Rau càng cua cũng chứa không ít dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt, rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Trong rau còn có kali, magiê tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường , táo bón, tăng huyết áp... Theo Đông y, cây càng cua có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ. Loại rau này thường được sử dụng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, viêm ruột thừa, tiêu hóa kém,... Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, đau nhức xương khớp,... Vì rau càng cua có tính giải nhiệt, vị lại hơi chua, mọng nước nên có tác dụng giải khát cũng rất tốt.
Có không ít chị em đã sẵn sàng rút hầu bao của mình để mua rau bụi có giá đắt ngang với thịt này. Thậm chí, có thời điểm, loại rau dại này còn đắt gấp 3 – 4 lần thịt, chưa kể còn phải chờ đợi nhiều ngày mới đặt được hàng. Không chỉ rau càng cua mà một số loại rau mọc hoang khác như: rau sắng, rau ngót rừng, rau chùm ngây, rau bò khai... cũng đều có giá "đắt xắt ra miếng". Rau càng cua là rau lạ, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình. Nhờ vị chua chua, ngọt và giòn giòn mà loại rau này rất "được lòng" nhiều thực khách. Rau càng cua là món ăn ưa thích, phổ biến từ miền Trung trở vào, loại rau này người miền Trung còn gọi là rau tiêu. Loài rau trước thường được coi là rau dại bây giờ trở thành món ăn hấp dẫn với nhiều cách chế biến phong phú. Rau càng cua không chỉ làm được món gỏi trộn dầu giấm kèm theo thịt bò, thịt trâu, thịt lợn hay tôm tươi, tôm nõn khô mà còn có thể làm món xào, món canh ngon miệng. Một nồi canh đơn giản, một đĩa gỏi trộn thanh vị sẽ làm bữa cơm nhà thêm ấm cúng, cách chế biến rau càng cua dưới đây chính là lựa chọn hợp lý cho gia đình khi đã ngán thịt cá. img Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại trên thế giới, rau càng cua có một số công dụng như: - Hỗ trợ chữa viêm khớp : Nước ép chiết xuất từ thân và lá rau càng cua có thể dùng để đối phó với bệnh viêm khớp dạng thấp. - Bảo vệ dạ dày: Chiết xuất từ rau càng cua đã cho thấy khả năng bảo vệ đáng kể với niêm mạc dạ dày bị tổn thương trong các thí nghiệm trong ống nghiệm. - Ngừa ung thư: Rau càng cua chứa một lượng lớn Peperomin E có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. - Đẩy nhanh quá trình lành xương: Nước ép từ rau càng cua khi quấn quanh xương bị gãy sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành xương hơn. - Chất chống oxy hóa mạnh mẽ, chống nấm, chống vi khuẩn. - Giảm nồng độ axit uric: Nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ rau càng cua có thể giảm nồng độ axit uric đến 44%.
Theo lương y Nguyễn Công Đức (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) nhận định rau càng cua là một loại dược liệu, rau ăn có vị hơi chua, có chứa các vi lượng như natri, magie, kali và vitamin B6... tốt cho tim mạch, tăng huyết áp. Đặc biệt, những người mắc bệnh đái tháo đường không có biến chứng thận có thể dùng nước sắc 100g rau càng cua mỗi ngày. Người bệnh Parkinson cũng có thể dùng 200g rau càng cua xay lấy nước uống trong 2 tuần để sắc nước uống, có thể cải thiện chứng run. Trẻ em nóng sốt có thể dùng rau càng cua vì rau càng cua có tác dụng chống viêm, hạ sốt… Bên cạnh đó, người căng thẳng, mất ngủ cũng có thể dùng 100g rau càng cua ép nước uống. Ngoài ra, lương y Nguyễn Công Đức cho biết, rau càng cua có thể ăn sống, làm các món gỏi rất ngon và tốt cho sức khỏe. Song cần chú ý lựa chọn rau càng cua có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nếu không tự trồng được trong vườn nhà vì nhiều người trồng đại trà có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách. Chú ý sơ chế cẩn thận, có thể ngâm dấm và rửa sạch. Theo MINH CHÂU/ DÂN VIỆT |
- Một loại rau dại mọc hoang tên nghe mắc cười này ăn với cháo cá đồng, húp vài thìa tỉnh cả người
- Loại rau mát lành cải thiện trí nhớ này trồng thành công, một nông dân ở TT-Huế xây được nhà tiền tỷ
- Rau dại này xưa ăn chống đói, nay nhà giàu cũng tìm mua, toàn thân là "thuốc bổ", mọc la liệt ở Bình Dương
- Loại rau dại mọc hoang vạ vật ruộng đồng Tây Ninh, giàu Saponin, hái lên chưa kịp rửa đã tranh nhau mua
- Loại rau mọc dại đầy đường, chẳng ai ngó ngàng tới hóa ra lại là vị thuốc quý được Đông y tôn vinh
- Một loại rau rừng ngon, sạch, lạ muốn đọc tên phải uốn lưỡi 2 lần ở Tây Bắc, là vị thuốc quý
- Một loại củ đầy lông, xù xì được ví như nhân sâm bình dân giá rẻ, giúp điều hòa huyết áp, đó là củ gì?
- Một loại rau dân dã, chợ nào cũng bán, giá chỉ vài nghìn đồng nhưng lượng vitamin C cao hơn cam, chanh, trồng cực dễ
- Trồng loài cây dược liệu có tác dụng với bệnh sỏi thận, nông dân một xã của tỉnh Hải Dương thu trăm triệu/ha
- Trồng loài cây được coi là "thần dược" kháng ung thư, nông dân một xã ở Tây Ninh không lo ế hàng