Giá sầu riêng ngày 24/4: Ngành chức năng khuyến cáo chớ bán non để xuất khẩu sầu riêng tốt hơn

Cập nhật mới nhất giá sầu riêng hôm nay 24/4

Giá sầu riêng hôm nay 24/4/2024 tiếp tục đứng ở mức thấp, giá cao nhất ở miền Tây Nam bộ và thấp nhất ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Sầu riêng Ri6 hàng đẹp đứng ở mức cao nhất là 88.000 đồng/kg. Giá sầu riêng Thái tại khu vực miền Tây Nam bộ đứng mức cao nhất là 115.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 65.000 – 88.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 85.000 – 115.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 70.000 – 88.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 85.000-88.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 113.000 – 115.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 93.000 – 95.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 70.000 – 83.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 110.000 -113.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 85.000 – 90.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 65.000 – 82.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 110.000 - 113.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 85.000 – 90.000 đồng/kg.

Dưới đây là bảng giá sầu riêng hôm nay tham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 24/4. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.

Sau khi tăng giá mạnh hồi đầu tháng 3, hiện nay giá sầu riêng tại ĐBSCL giảm từ 45.000-50.000 đồng/kg.

Sau khi tăng giá mạnh hồi đầu tháng 3, hiện nay giá sầu riêng tại ĐBSCL giảm từ 45.000-50.000 đồng/kg.

Dù giá giảm nhưng nông dân vẫn có lãi, ngành nông nghiệp các địa phương đã khuyến cáo nông dân tránh tình trạng mua bán sầu riêng non. Doanh nghiệp thu mua cần thực hiện đúng thời gian thu hoạch, có ký kết hợp đồng và thực hiện đúng các nội dung đã ký với người dân và không xử lý hóa chất độc hại kích thích chín trái nhằm đảm bảo chất lượng.

Thực tế nếu nông dân bán sầu riêng non cũng tương tự như bán lúa non. Vì vậy, thương lái luôn nằm “kèo trên” nên khi giá lên họ không mua với giá cao hơn, nông dân không được hưởng lợi. Còn khi giá giảm, thương lái sẵn sàng bỏ cọc, ép giá. Ngành nông nghiệp nhiều địa phương đã đề xuất cần đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp thông qua HTX, địa phương nhằm bảo vệ quyền lợi cho nông dân.

Ngành nông nghiệp các địa phương khuyến cáo nông dân và cả thương lái không nên thu hoạch sầu riêng chưa đến tuổi. Vì trái không đạt sẽ bị người tiêu dùng chê, ảnh hưởng uy tín ngành hàng và giá sầu riêng của vùng trồng đó cũng bị thiệt thòi.

Dự kiến năm 2024, xuất khẩu hàng rau quả, trong đó có trái sầu riêng sẽ tăng trưởng hơn nữa do mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói có thể được cấp nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhấn mạnh sản lượng sầu riêng của Việt Nam mỗi năm đều tăng 15-20%. Nếu như năm 2022, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 188 triệu USD sầu riêng thì đến năm 2023 đã tăng vọt lên 2,2 tỷ USD, chiếm 32% thị phần sầu riêng tại Trung Quốc.

Nếu số lượng mã số vùng trồng nhiều hơn và thêm Nghị định thư của sầu riêng đông lạnh thì kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 3-3,5 tỷ USD/năm.

Hiện, diện tích sầu riêng cả nước đạt trên 112.000 ha, chiếm 9% diện tích trồng cây ăn quả và sản lượng đạt 863.000 tấn. Các thị trường tiêu thụ chính sầu riêng của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Mỹ.

Theo NGUYỄN PHƯƠNG/ DÂN VIỆT 

Các tin khác