Giá sầu riêng đột ngột tăng vọt, dân 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đang ăn sầu riêng Việt Nam
Giá sầu riêng tăng đến 10.000 đồng/kg Giá sầu riêng hôm nay tại Tây Nam bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên tăng vọt từ 2.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg. Theo đó, giá sầu riêng tại khu vực Tây Nam bộ và Đông Nam bộ tiếp tục được thu mua ngang nhau. Tại hai khu vực này, giá sầu Thái đẹp và sầu Thái mua xô cùng tăng 8.000 đồng/kg, lần lượt được nâng lên mức 92.000 – 95.000 đồng/kg và 72.000 – 75.000 đồng/kg. Cùng lúc, giá sầu Ri6 mua xô cũng tăng 2.000 đồng/kg, lên mức 50.000 – 52.000 đồng/kg. Riêng giá sầu Ri6 lựa đẹp đi ngang ở 60.000 – 62.000 đồng/kg. Tại khu vực Tây Nguyên, giá sầu riêng Thái cũng ghi nhận tăng 10.000 đồng/kg. Sau điều chỉnh, sầu Thái lựa đẹp đang được bán với giá khoảng 90.000 – 92.000 đồng/kg, còn sầu Thái mua xô có giá khoảng 70.000 – 72.000 đồng/kg. Cùng đà đi lên, giá sầu Ri6 mua xô cũng được nâng lên mức 48.000 – 50.000 đồng/kg, cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm trước. Riêng giá sầu Ri6 lựa đẹp ổn định trong khoảng 58.000 – 60.000 đồng/kg.
Theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt 1,5 tỷ USD. Theo đó, sầu riêng tiếp tục dẫn đầu kim ngạch trong nhóm rau quả xuất khẩu chủ lực của nước ta. Hiện, kim ngạch sầu riêng gấp gần 4 lần so với thanh long - loại quả từng giữ vị trí đầu bảng trong nhóm rau quả xuất khẩu. Chỉ trong tháng 5 và 6 vừa qua, sầu riêng đã thu về hơn 1 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu. Sầu riêng quả tươi của ta đã xuất khẩu sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ; sầu riêng đông lạnh là 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ chính ở thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hoa Kỳ... Năm 2023 Việt Nam xuất khẩu hơn 603 nghìn tấn sầu riêng, Trong đó, xuất sang Trung Quốc hơn 595 nghìn tấn (chiếm 98,6%), kim ngạch xuất sầu riêng năm 2023 đạt 2,24 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đến hết quý I/2024 đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Tại Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số 2 Kim Thành (Lào Cai), lượng hoa quả tươi xuất khẩu trung bình mỗi ngày khoảng 100 xe, thì đến hơn 90 xe là sầu riêng. Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, sầu riêng Việt Nam có lợi thế với sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, nhiều thời điểm không bị cạnh tranh trực tiếp với sầu riêng Thái Lan. Thời gian vận chuyển nhanh và giá thành hợp lý, đặc biệt khi sầu riêng đông lạnh được kiểm soát chất lượng tốt hơn. Cao điểm thu hoạch sầu riêng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm và đây cũng là khoảng thời gian sầu riêng xuất khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, theo ông Đặng Phúc Nguyên, để đảm bảo uy tín hàng Việt, các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra chất cấm ngay tại vườn và cơ sở đóng gói để không có lô hàng nào nhiễm chất cấm được xuất khẩu. Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khuyến cáo các địa phương và doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, tránh tình trạng thu mua hàng hóa từ những nơi không được cấp phép, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp chân chính. Dự báo năm 2024, diện tích sầu riêng cả nước khoảng 151.000 ha; sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, thời gian tới, các địa phương có sầu riêng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp: Nâng cao năng lực quản trị, tổ chức sản xuất của HTX, Tổ hợp tác để quản lý tốt mã số vùng trồng. Lực lượng liên ngành có sự phối hợp chặt chẽ, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, gian lận thương mại; Tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo nguyên tắc 4 đúng và chỉ thu hoạch sầu riêng khi đảm bảo độ chín. Cơ quan chức năng, doanh nghiệp chủ động kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và một số kim loại nặng; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm sầu riêng; Kiểm tra về pháp lý thương nhân để ngành sầu riêng đi vào hoạt động ổn định, thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sầu riêng bền vững. Sầu riêng là loại trái cây thu hoạch rải vụ, có quanh năm ở nước ta để phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trung Quốc vẫn tăng mua sầu riêng Việt Nam. Song, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng khuyến cáo các địa phương và doanh nghiệp cần giám sát chặt mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, tránh ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Theo tính toán, với sản lượng sầu riêng của nước ta, năm nay xuất khẩu loại quả này sẽ đạt 3 tỷ USD. Nếu ký được nghị định thư xuất khẩu sầu đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Theo NGUYỄN PHƯƠNG/ DÂN VIỆT |
- Loại quả ngon hái từ "cây tiền tỷ" ở Tiền Giang đang tăng giá tốt, cứ 1ha nông dân lời vài tỷ đồng là chắc
- Đầu mùa, cam Vũ Quang giá cao hơn 5.000 - 10.000 đồng/kg so với năm ngoái
- Sầu riêng trái vụ tăng giá mạnh, hôm nay có loại lên tới 160.000 đồng/kg
- Giá cau tươi tăng đột biến, nông dân lãi lớn
- Giá loại quả ngon-"trái cây vua" của Việt Nam lại bất ngờ tăng vọt, sức mua từ Trung Quốc đạt 10 tỷ USD?
- Nhãn chín muộn giá gần 30 nghìn đồng/kg vẫn 'cháy hàng'
- Loại quả ngon, quả đặc sản này tại Lâm Đồng đang chín trước ở miền Tây, cứ 1kg dân bán giá 70.000 đồng
- Dưa hấu được mùa, giá cao, nông dân lãi gần trăm triệu/ha
- Dự báo giá lợn hơi đứng ở mức cao đến quý I/2025
- Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm, nông dân Đắk Lắk "găm" hàng chưa vội bán