Nuôi giống gà có nguồn gốc "đa quốc gia", một nông dân ở Sóc Trăng giàu lên trông thấy

Vùng đất An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng nổi tiếng với nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp như trồng lúa chất lượng cao, mô hình trồng màu, chăn nuôi….

Trong số đó, phải kể đến mô hình nuôi gà Peru của anh Võ Hoàng Vinh, ở ấp An Tập đang mang đến nguồn thu nhập ổn định hàng năm cho gia đình.


Ở Đồng Nai có một nghề làm thuê, tới mùa chỉ việc leo cây gõ trái mà "hái ra tiền"

Kể lại ngày đầu khởi nghiệp, anh Vinh cho biết, bản thân anh cũng như nhiều thanh niên ở địa phương luôn mong muốn xây dựng mô hình kinh tế ổn định để có nguồn thu nhập lo cho gia đình.

"Ban đầu tôi khởi nghiệp với mô hình nuôi gà vườn giống mua ở tỉnh Bình Định, nhưng quá trình nuôi, loài gà này cho hiệu quả kinh tế không cao", anh Vinh nói và cho biết, thất bại ở lần đầu khởi nghiệp không làm anh nản chí, mà trái lại còn quyết tâm cao hơn trên con đường làm giàu.

Dẹp bỏ mô hình nuôi gà vườn giống Bình Định, anh nông dân Võ Hoàng Vinh đã quyết định bỏ thời gian, công sức và tiền của đi tìm hiểu mô hình nuôi giống gà Peru.

Thấy được hiểu quả kinh tế từ giống gà Peru mang lại, anh Vinh, nông dân xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư thêm tiền của nhân rộng mô hình nuôi, và mua máy ấp trứng để phát triển đàn. Ảnh: Hồng Hồng.

Anh Vinh cho biết, gà Peru là giống gà có nguồn gốc từ nước ngoài, được lai tạo bởi nhiều giống gà khác nhau, kể cả gà rừng (vốn là động vật hoang dã) nhưng hiện tại đang được các tay chơi trong nước săn mua, và chúng rất có giá trị kinh tế trên thị trường.

Ban đầu, anh Vinh nuôi thử nghiệm 15 con gà Peru. Do đã nắm bắt được kỹ thuật nuôi loại gà này nên chỉ sau 8 tháng nuôi, đàn gà của anh Vinh bắt đầu đẻ con.

"Hiện tại tôi có trên 100 con gà con giống Peru và nhiều con gà bố mẹ để nhân giống, tái đàn. Chúng rất được khách hàng ở trong tỉnh và ngoài tỉnh săn tìm, thấy hiệu quả nên tôi đã đầu tư thêm chuồng trại và máy ấp trứng", anh Vinh nói.

Chủ đàn gà Peru đầu tiên ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết, 1 con gà Peru sau khi nuôi khoảng 2 tháng sẽ tách chuồng. Cá biệt, nếu lấy trứng thường xuyên, 1 con gà mái có thể đẻ đến 13 trứng. Trứng sau đó được cho vào máy ấp từ 19 đến 20 ngày sau sẽ nở con.


Đàn gà Peru của gia đình anh Vinh (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) hiện có số lượng trên 100 con gà Peru và nhiều con gà bố mẹ để nhân giống, tái đàn - mỗi năm cho nguồn thu nhập trên dưới 300 triệu đồng. Gà Peru ví như giống "gà đa quốc gia" bởi sự pha trộn, lai tạo giữa nhiều giống gà ở các quốc gia khác nhau, kể cả gà rừng (là động vật hoang dã). Ảnh: Hồng Hồng.

Trồng đủ thứ loại rau ngon, bán đắt hàng, nông dân Bình Phước "tự trả lương cao" cho chính mình
ĐỌC NGAY
Riêng về giá trị kinh tế thì chúng cho giá trị rất cao khi 1 quả trứng gà được khách mua với giá 200.000 đồng/trứng. Đối với gà con nuôi từ 6 đến 8 tuần tuổi sẽ có giá dao động trên dưới 800.000 đồng/con.

Do gà Peru có giá cao nên khách hàng của anh Vinh thường là những người có tiền và đam mê nuôi gà kiểng, hay mua về để phối giống…

"Nhờ giá trị kinh tế cao mà loài gà Peru này mang lại, nên gia đình tôi có nguồn thu ổn định từ 200 – 300 triệu đồng/ năm", anh Vinh chia sẽ.

Nói về kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà Peru, anh Vinh cho biết, gà con thì nên tách riêng ra từng chuồng, với mật độ 1 đến 3 con/chuồng, việc này nhằm tránh tình trạng chúng cắn mổ làm gà bị thương và có thể chết.

Nuôi gà Peru, giống gà có nguồn gốc "đa quốc gia", một nông dân ở Sóc Trăng giàu như trúng số - Ảnh 5.
Tại sao người Việt Nam lại gọi con ếch là con “gà đồng”?
Về nguồn nước uống thì nhất thiết phải là nước sạch, không có cặn bã, và thức ăn không để lên mốc. Riêng chuồng nuôi cũng nên nuôi cách phân.

Ngoài thức ăn chính, người nuôi còn có thể cho ăn bổ sung rau củ quả, trái cây, giá, chuối để bổ sung dinh dưỡng cho gà phát triển khỏe mạnh.

Nói về mô hình khởi nghiệp của anh Vinh, chị Võ Ngọc Huỳnh - Bí thư Đoàn xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết, anh Vinh là đoàn viên Chi đoàn ấp An Tập, anh không chỉ biết phát triển kinh tế gia đình mà còn tạo sự lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm đến đoàn viên thanh niên địa phương.

Mô hình nuôi gà Peru của anh Vinh hiện đã trở thành mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của Đoàn xã An Hiệp, nhằm để cho đoàn viên, thanh niên tham quan học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về cách xây dựng mô hình sản xuất…

Miền Bắc 4 mùa, xuân, hạ, thu, đông: Cá đồng nay đã đi đâu mà người ta thương nhớ?
ĐỌC NGAY
"Thấy được hiệu quả từ mô hình này, mới đây Ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành đã tạo điều kiện cho anh Vinh vay vốn để đầu tư mở rộng mô hình chăn nuôi", chị Huỳnh nói.

Chính quyền địa phương cho biết, anh Võ Hoàng Vinh là tấm gương tiêu biểu của đoàn viên ở cơ sở, anh đã khơi dậy được tinh thần dám nghĩ, dám làm, góp phần đưa phong trào thanh niên làm kinh tế giỏi của xã An Hiệp nói riêng và huyện Châu Thành nói chung ngày thêm phát triển.

Gà chọi Peru (tên địa phương: Gallo Navajero Peruano, tên tiếng Anh: Peruvian Razor Rooster) hay còn gọi là cốt gà đòn là một giống gà chọi có nguồn gốc từ Peru, là vật nuôi truyền thống của đất nước Peru.

Gà Peru có nguồn gốc từ gà chọi Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và gà phương Đông (chẳng hạn như gà Shamo, gà Malay). Vì vậy, gà Peru có sự pha trộn giữa gà chọi Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Malay và gà rừng-Bankiva (là động vật hoang dã.

Theo HOÀNG HẠNH - HỒNG HỒNG/ DÂN VIỆT 

Các tin khác