Nuôi con vật "mặc áo hoa" vốn là động vật hoang dã, một ông dân Ninh Thuận giàu hẳn lên
Trại nuôi hươu lớn nhất Ninh Thuận Một ngày đầu tháng 9, PV Dân Việt có dịp về xã miền núi Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận để mục sở thị trang trại nuôi hươu sao của anh Nguyễn Hữu Trung ở thôn Tân Hòa. Đây là được xem là trại nuôi hươu sao đầu tiên và quy mô nhất ở Ninh Thuận.
Toàn bộ trại hươu rộng gần 3ha, vừa xây dựng chuồng trại bài bản, vừa trồng cỏ phục vụ chăn nuôi khép kín. Dẫn chúng tôi tham quan trại nuôi hươu sao với hàng chục con đang giai đoạn phát triển mạnh, anh Nguyễn Hữu Trung (44 tuổi) tự hào khoe thành quả sau gần 2 năm đầu tư nuôi hươu lấy nhung. Anh Trung cho biết, cách đây 2 năm anh đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng chuồng trại để thả nuôi 10 cặp hươu giống nhập về từ các tỉnh phía bắc. Nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ở Ninh Thuận- Ảnh 2. Với đặc tính dễ nuôi, ít bệnh nên đàn hươu phát triển rất nhanh. Hươu cái được anh thả nuôi tự do để sinh sản phát triển đàn. Riêng số lượng hươu đực được chăm sóc ở từng chuồng riêng lẻ để lấy nhung nhằm phát triển kinh tế. Theo anh Trung, ở các tỉnh phía bắc có sự chênh lệch nhiệt độ rõ rệt, nắng nóng vào mùa hè và rét đậm vào mùa đông nên rất tốn công chăm sóc. Riêng ở Ninh Thuận có khí hậu nắng ấm quanh năm nên hươu nuôi thường cho thu hoạch nhung sớm hơn (khoảng 8 tháng sẽ thu hoạch) so với ở miền Bắc. "Hươu được nuôi khoảng hơn 2 năm là bắt đầu cho nhung, nhưng do hươu còn tơ nên nhung nhỏ. Hươu nuôi 5 – 7 năm mới đạt độ trưởng thành sẽ cho nhung to và chất lượng. Từ lúc nhung bung mày đến khoảng 45 ngày sẽ đạt chuẩn thu hoạch, nếu để lâu hơn nhung sẽ giảm giá trị vì bị già…", anh Trung cho hay. Cũng theo anh Trung, để tiết kiệm chi phí chăn nuôi, anh tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp và trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn xanh. Hươu đực thời kỳ cho nhung được anh chăm sóc kỹ để nâng cao chất lượng nhung thu hoạch. "So với nuôi bò thì lượng thức ăn cho hươu mỗi ngày chỉ bằng 1/4. Hươu mỗi ngày chỉ ăn 2 lần sáng và chiều. Đặc biệt, giai đoạn hươu lên nhung thì bồi bổ thức ăn có hàm lượng tinh bột cao để nhung đạt trọng lượng cao, bán được giá…",anh Trung cho hay. Bên cạnh thu hoạch sản phẩm nhung từ hươu đực, thì hươu cái cũng mang lại nguồn thu nhập khá cao từ việc nuôi sinh sản để bán giống và bán thịt. Hươu giống được bán theo cặp (khoảng 50 triệu/cặp), riêng hươu thịt được thị trường thu mua với giá cả ổn định từ 200.000 – 250.000/kg. Nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, hươu được chăm sóc và phát triển tốt nên cứ mỗi 8 tháng chúng tôi sẽ cắt nhung một lần (2 năm cắt 3 lần). Mỗi cặp nhung hươu sau khi thu hoạch có trọng lượng từ 800gram – 1,2kg, được bán với giá trung bình 15 triệu đồng/kg. Một con hươu nuôi lấy nhung đem lại nguòn thu 15 triệu đồng/năm…", anh Trung cho hay. Cũng theo anh Trung, nếu biết chế biến ra các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ nhung hươu thì thu nhập sẽ còn tăng cao hơn nữa. Hiện anh Trung đã cho "ra lò" thêm 3 sản phẩm chế biến từ nhung hươu như: Nhung hươu thái lát ngâm mật ong 1,6 triệu đông/100gr; Nhung sấy khô thái bột 4,5 triệu đồng/hủ 100gr và nhung tam thất hạt sen 1,2 triệu đồng/hủ 100gr. Tháng 3 vừa qua, anh Nguyễn Hữu Trung đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH nuôi và chế biến nhung hươu Sông Dầu. Trong thời gian tới, anh Trung sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, đồng thời sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệp nuôi hươu sao cho các hộ dân có nhu cầu. "Đây là giống vật nuôi mới ở Ninh Thuận mang lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài cho nông dân. Do đó, tôi mong muốn được liên kết với nhiều hộ nuôi hơn nữa, hỗ trợ nguồn giống chất lượng cho bà con để cùng phát triển kinh tế, quảng bá sản phẩm nhung hươu Ninh Thuận đến thị trường…", anh Trung cho hay. Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hải, Phó chủ tịch phụ trách UBND xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, mô hình nuôi hươu của anh Nguyễn Hữu Trung là mô hình mới ở địa phương. Tuy vốn đầu tư khá cao nhưng bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với nuôi bò, dê, cừu…Bên cạnh đó, do không tốn nhiều thời gian chăm sóc nên người chăn nuôi vẫn có thể thực hiện được nhiều mô hình kinh tế cùng một lúc. Sắp tới, nếu người dân có nhu cầu thì địa phương cũng sẽ kết hợp với anh Nguyễn Hữu Trung tổ chức thêm nhiều buổi chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cho người dân nhằm phát triển kinh tế địa phương. Theo ĐỨC CƯỜNG/ DÂN VIỆT |
- Nuôi chim quý hiếm dễ như nuôi gà, một người Sóc Trăng có thu nhập 15-25 triệu/tháng
- Đặc sản Cà Mau, rau dại, hoa rừng thành món ngon, nếm một miếng, vạn người mê
- Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm
- Nuôi con động vật đặc sản được săn lùng, nhóm thanh niên ở Thái Nguyên thu nhập 100 triệu/tháng
- Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây
- Tiên phong làm chủ công nghệ, nâng tầm đàn bò Việt
- Nuôi tôm theo tiêu chuẩn Global GAP, doanh nghiệp hưởng lợi, nông dân lãi lớn
- Trồng "cây tiền tỷ" xen canh trong vườn cà phê, ai ngờ ông nông dân hái bán quả ngon, thu tiền tỷ/năm
- Trồng cây ăn quả nhàn tênh nhờ hệ thống tưới tự động
- Đây là 2 kiểu nuôi tôm, nuôi cá ở một huyện của Kiên Giang, nhà nào làm theo đều khá giả hẳn lên