Con động vật này bò lổm ngổm, ông nông dân Sóc Trăng nuôi thành công, làm con đặc sản, bán hút hàng
Những năm qua, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) đã phát triển mạnh mẽ giúp người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong các mô hình thoát nghèo, làm giàu ở xã Mỹ Phước, nhiều hộ dân đã xây dựng mô hình nuôi ba ba thịt và ba ba giống mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ba ba là con vật nuôi, con đặc sản giúp nhiều hộ nông dân xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng tăng thu nhập thấy rõ, vươn lên khá giả. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, trước đây khi mới lập gia đình, vợ chồng anh Lê Minh Nhựt ở ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước chỉ có 2 công đất ruộng. Rồi 3 đứa con lần lượt ra đời nên cuộc sống gia đình càng thêm khó khăn, vợ chồng anh Nhựt phải đi làm thuê, làm mướn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống hàng ngày. Đầu năm 2020, hộ anh Nhựt được Hội Phụ nữ xã giới thiệu tham gia sinh hoạt Tổ Tiết kiệm và Vay vốn ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước. Theo đó, anh đã mạnh dạn trình bày nhu cầu muốn vay vốn để thực hiện mô hình nuôi ba ba thịt và được Ngân hàng CSXH huyện xem xét cho vay vốn số tiền 40 triệu đồng, cùng với số vốn tích góp được qua nhiều năm dành dụm, gia đình anh Nhựt đã tiến hành đầu tư mua con ba ba giống và bắt tay vào cải tạo ao nuôi ba ba. Lúc ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi ba ba và cách chăm sóc ba ba nên gia đình anh gặp không ít khó khăn. Nhưng với ý chí vươn lên, tinh thần chịu khó vừa nuôi ba ba vừa tìm tòi học hỏi qua báo, đài, internet và được hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật nuôi ba ba của ngành chuyên môn đã giúp mô hình nuôi ba ba của anh Nhựt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Lê Minh Nhựt cho biết, lúc mới đầu tư nuôi chỉ có một ao với 3.000 con ba ba giống đến nay gia đình anh đã mở rộng thêm hai ao với trên 5.000 con ba ba thịt. Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm nuôi ba ba thực tế tích lũy được thời gian qua, anh còn nghiên cứu tự ươm ba ba giống cung cấp cho các hộ có nhu cầu nuôi trong và ngoài địa phương. Đồng thời, anh sẳn sàng chia sẽ kinh nghiệm nuôi con đặc sản của mình cho bà con xung quanh để cùng nhau phát triển kinh tế. Nhờ sự cần cù, chăm chỉ làm ăn, mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí bình quân lợi nhuận thu được trên 200 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi ba ba giống, nuôi ba ba thương phẩm.
Anh Lê Minh Nhựt ở ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, do không có vốn đầu tư nên gia đình tôi làm việc gì cũng khó, kinh tế gia đình không ổn định. Nhờ được vay vốn của Ngân hàng CSXH, thủ tục đơn giản, lại được cán bộ hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn rất tận tình, gia đình tôi rất mừng và phấn khởi khi được hỗ trợ vay vốn kịp thời. Có vốn, vợ chồng tôi đã đầu tư vào phát triển mô hình nuôi ba ba với qui mô lớn hơn. Hiện gia đình tôi mua thêm 3 công đất ruộng, và mở rộng thêm 2 ao nuôi ba ba. Nhờ vậy mà kinh tế của gia đình tôi cũng khá hơn trước rất nhiều, xây được nhà cửa khang trang, có điều kiện lo cho các con ăn học”. Từ những nỗ lực của bản thân, thông qua sự giúp đỡ của Hội LHPN xã, chính quyền địa phương, ngành chuyên môn và đặc biệt là sự trợ vốn kịp thời của Ngân hàng CSXH nên gia đình anh Lê Minh Nhựt đã có cuộc sống ổn định như hôm nay. Từ đó, gia đình anh rất ý thức trong việc tích lũy để trả lãi và gửi tiền tiết kiệm hàng tháng cho Ngân hàng CSXH huyện. Có thể thấy, nuôi ba ba mang lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro, đầu ra tương đối ổn định nên mô hình nuôi ba ba thịt của anh Nhựt đã được nhiều hộ trong và ngoài xã tham quan học tập. Theo QUỐC TUÂN - MINH TÂM/ DÂN VIỆT |
- Nuôi gà đen, lợi nhuận 'đỏ'
- Nuôi bò 3B thâm canh, tăng trọng gần 1kg/ngày
- Độc đáo trồng dâu tây treo tường
- Thời điểm này, đây là nghề hot ở Thanh Hóa, cứ xong ngày kiếm đầy 500.000 đồng
- Loại cây ra củ thơm tốt um đang được dân 2 huyện ở Ninh Thuận đào, nhổ lên kịp giao cho thương lái
- Lohmann Sandy, giống gà trứng hồng có tỷ lệ đẻ đỉnh lên tới 97%
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Đây là con vật "sống chậm" trong rừng ở Trà Vinh, dân chả phải cho ăn, thấy lơn lớn bắt bán 100.000 đồng/kg
- Ở Hậu Giang trồng thành công "rau vua", dân cắt bán 80.000 đồng/kg
- Mãn nhãn những vườn táo trĩu quả bên dòng sông La