Nuôi con vật đột biến vốn xưa kia là chim hoang dã, trai Tiền Giang hễ bán là như trúng số

Dù đã có hẹn trước, nhưng chúng tôi mất khá nhiều thời gian mới gặp được anh Trần Hữu Vinh. Bởi người thanh niên này thường bận rộn với công việc chăm sóc trại chim chào mào, huấn luyện cho chim kỹ năng thi đấu để tham gia các cuộc thi xa gần.

Pause


00:00
00:03
00:30
Mute

Anh Trần Hữu Vinh chia sẻ, trước đây là kỹ sư xây dựng có 3 năm đi làm thuê tại TP.HCM. Năm 2018, do hoàn cảnh gia đình đơn chiếc nên anh quyết định bỏ đô thành về quê để khởi nghiệp.

Trong thời gian đi làm đây đó, anh đã phát hiện mô hình nuôi chim chào mào đột biến rất độc đáo, quý hiếm, có triển vọng, chào mào là “vua” trong các loài chim, có thể nuôi thương phẩm để kiếm tiền.

Do đó, anh không ngần ngại đầu tư hơn 600 triệu đồng để mua 20 cặp chim chào mào đột biến giống, chủ yếu chim có lông màu trắng hoặc vàng nhạt để nuôi tại gia đình.

Nhờ đam mê và học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trước kết hợp với rút tỉa kinh nghiệm thực tế qua quá trình nuôi nên đàn chào mào đột biến của anh phát triển tốt.

Đến thời điểm này, anh đã cho sinh sản, nhân rộng ra trên 600 con chào mào đột biến các loại; trong đó có 120 cặp chào mào bố mẹ, còn lại ở các lứa tuổi.

img
Anh Trần Hữu Vinh, ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã gần 5 năm gắn bó với con chim chào mào và trở thành chủ trang trại chăn nuôi lớn ở Miền Tây.

Hiện tại, anh xây các chuồng nuôi mi ni xung quanh diện tích 2.000m2 đất của gia đình. Các loại chào mào đột biến anh nuôi rất đạt hiệu quả có giá trị, như: Chào mào Bạch tạng, Xám nhạt, Vàng, Xám trắng…

Ở thời điểm này tùy vào loại chào mào cũng như kỹ năng thi đấu mà giá mỗi con từ 5-7 triệu đồng; thậm chí có con chào mào đấu giỏi giá đến vài trăm triệu đồng.

img
Mô hình nuôi chim chào mào, trong đó có chào mào đột biến của thanh niên Trần Hữu Vinh ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang).

Mô hình nuôi chim chào mào, trong đó có nuôi chim chào mào có doanh thu tiền tỷ của anh Trần Hữu Vinh (31 tuổi, ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Nghề chơi cũng rất công phu, nuôi chim chào mào cũng vậy không dễ dàng chút nào. Theo anh Trần Hữu Vinh, để nuôi thành công chim chào mào, người nuôi phải thật đam mê, phải nghiên cứu sâu về loại chim này; áp dụng các kiến thức chăm sóc, phòng bệnh. Chim chào mào có giá trị ngoài màu sắc, giọng hót còn là kỹ năng thi đấu.

Về niềm đam mê khởi nghiệp từ con chim chào mào đột biến anh Trần Hữu Vinh chia sẻ: "Trước tiên vì tôi đam mê sinh vật cảnh, sau này được tiếp cận chim chào mào thấy đúng sở thích của mình. Ngoài ra mình thấy lợi nhuận, hiệu quả kinh tế mà chim mang lại cũng cao, ổn định nữa, từ đó tôi quyết định khởi nghiệp từ con chim chào mào.

Yếu tố để nuôi chim chào mào thành công thì trước tiên mình phải chọn giống, chọn những con giống chất lượng. Đi kèm với đó là có sự hướng dẫn của an hem đi trước, rồi qua quá trình chăn nuôi, mình trải nghiệm sẽ có những kinh nghiệm để xử lý những vấn đế xảy ra trong quá trình nuôi”.

Ngoài việc nuôi chim chào mào đột biến tại gia đình để kinh doanh, anh Trần Hữu Vinh còn thường xuyên “huấn luyện” các cặp đôi chào mào giỏi đi thi đấu các giải trong và ngoài tỉnh. Đến thời điểm này, anh đã giành được hàng chục giải nhất, nhì về đấu chim chào mào.

Anh Vinh cho biết, chính qua các cuộc thi, anh đã xây dựng được thương hiệu, nâng cao giá trị, đẳng cấp đối với mô hình nuôi chim chào mào của bản thân. Từ đó mà giá trị và đầu ra của trại chim chào mào gia đình anh rất thuận lợi.

Mỗi năm, anh bán ra từ 250-300 cá thể chim chào mào đột biến để người dân xa gần nuôi và thi đấu, thu lợi nhiều tỉ đồng.

Thật ra, mô hình nuôi chim chào mào thương phẩm của anh Trần Hữu Vinh không cần diện tích lớn mà đòi hỏi người nuôi phải đam mê, ân cần, tỉ mỉ, nắm vững kỹ thuật chăn nuôi; phải biết đặc tính, thói quen, sở thích của loại chim này.

Thức ăn cho loại chim này ngoài thức ăn riêng công nghiệp còn có các loại trái cây như chuối, xoài, các loại côn trùng, sâu bọ…


Đàn chim chào mào thương phẩm

Chuồng nuôi được đặt ở nơi thoáng mát, đủ sáng, trong chuồng đặt khay thức ăn, chậu nước cho chim tắm thường xuyên và bắc những sào ngang dọc cho chim đậu. Đối với chim sinh sản cần xây chuồng gạch, xây thành các ô diện tích 3m2 cao 4m, bố trí cả tổ chim, cây xanh nhân tạo và có camera theo dõi quá trình sinh sản của chim.

Theo anh Vinh, chim chào mào đột biến anh nuôi có nhiều ưu điểm hơn chào mào tự nhiên là có hình thể đẹp, màu lông lạ, giọng hót hay. Hiện nay, thị trường chim chào mào đột biến đang rất sôi động, không sợ ế hàng, nên sắp tới mở rộng quy mô nuôi và liên kết với anh em trong giới mở thêm nhiều trại, chi nhánh nuôi, để có thêm thu nhập.


Hàng chục giải thưởng tại các cuộc thi đấu chim chào mào của anh Trần Hữu Vinh

"Hiện tại, ngoài phát triển đàn chim tại trại thì tôi cũng có cung cấp con giống cho các hộ có nhu cầu phát triển chăn nuôi khu vực Miền Tây và cả nước, hỗ trợ cho anh em nuôi, chọn con giống và xuất bán sau này.

Về sân chơi sắp tới tôi sẽ khai trương câu lạc bộ chim cảnh để làm nơi anh em tới giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm ở lĩnh vực chim cảnh này” - anh Vinh cho biết thêm.

Trại chăn nuôi chim chào mào đột biến của anh Trần Hữu Vinh ở xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là mô hình mới “độc, lạ” và có quy mô lớn ở vùng ĐBSCL, cho hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi chim chào mào, nuôi chim chào mào đột biến đã góp phần làm đa dạng các mô hình sản xuất ông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.

Theo NHẬT TRƯỜNG/ VOV 

Các tin khác