Nuôi loài đặc sản vốn là động vật hoang dã, nhử cho ăn chuối, ông nông dân Tây Ninh nói bán là hết veo
Vốn làm nghề buôn bán nhang, đèn, năm 2019 khi dịch Covid-19 bùng phát, ông Huỳnh phải tạm ngưng công việc. Những ngày ở nhà, ông tích cực nghiên cứu, mày mò trên sách báo, mạng internet để tìm hướng phát triển kinh tế mới cho gia đình. Nhận thấy chồn hương là loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao, ông mạnh dạn nuôi thử nghiệm 9 con giống mua từ một cơ sở gây nuôi hợp pháp ở tỉnh Đồng Nai. Từ con chồn giống ban đầu, ông cho ghép đôi sinh sản thành công và làm thủ tục xin phép cơ quan chức năng để triển khai mô hình nuôi chồn hương sinh sản. Trong quá trình chăn nuôi, ông được Hội Cựu chiến binh thị xã Hoà Thành (tỉnh Tây Ninh) hỗ trợ vay vốn 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, cộng với tiền tích luỹ của gia đình để đầu tư xây dựng chuồng trại và mua thêm chồn giống để mở rộng mô hình. Trang trại của gia đình ông hiện đang nuôi 60 con chồn hương. Ông Huỳnh cho biết, ban đầu gia đình chưa có kinh nghiệm nuôi chồn hương, thiếu kiến thức về khâu phối giống và chế độ ăn uống của chồn hương nên quá trình nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, ông tiếp tục học hỏi thêm kiến thức từ sách báo và bạn bè và dần rút ra kinh nghiệm thực tiễn. Chồn hương vốn là loài vật có bản tính hoang dã, thức ăn chủ yếu là chuối và cá, mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và chiều. Chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng phát triển và sinh sản của chồn. Nguồn thức ăn luôn phải giàu dinh dưỡng, sạch sẽ và an toàn. Chuồng nuôi chồn hương được thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích nhưng phải chắc chắc, bảo đảm vệ sinh. Chuồng nuôi được thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích nhưng phải chắc chắn, bảo đảm tiêu chuẩn, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, xịt thuốc chống muỗi và sát trùng. Loài vật này tương đối dễ nuôi nhưng để sinh sản cần nắm rõ đặc tính của chúng, từ đó áp dụng kỹ thuật phối giống, chăm sóc phù hợp. Đặc biệt, trong quá trình sinh sản chồn hương cần được yên tĩnh, hạn chế người lạ ra vào. Sau khi sinh, chế độ ăn cho chồn mẹ phải được chú trọng để bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho chồn con. Mỗi cặp chồn hương thường sinh sản 2 lứa/năm, mỗi lứa từ 2-4 con. “Sau một thời gian gắn bó với mô hình, tôi nhận thấy việc nuôi chồn hương sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Một cặp chồn hương thường được bán với giá khoảng 7 triệu đồng. Nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh thường liên hệ để đặt mua chồn. Việc thuần chủng chồn hương trong tự nhiên về chăn nuôi trong môi trường khép kín sẽ làm tăng năng suất sinh sản, thu lợi nhuận cao, góp phần chủ động được nguồn giống và sản lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường”- ông Trương Văn Huỳnh nói. Ông Nguyễn Hồng Lắm- Chủ tịch Hội Nông dân xã Trường Đông (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) nhận xét, nuôi chồn hương sinh sản của hội viên nông dân Trương Văn Huỳnh ở ấp Trường Lưu là mô hình mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương, góp phần làm phong phú giống vật nuôi tạo lợi nhuận tại xã Trường Đông. Theo PHƯƠNG THẢO - HÀ QUANG/ BÁO TÂY NINH |
- Mang công nghệ hiện đại đến với người nuôi tôm
- Làm nghề "ăn cơm đứng", giám đốc hợp tác xã ở Gia Lai vẫn ung dung thu tiền tỷ, tạo việc làm cho 200 người
- Trồng thứ cây ra loại quả giàu VitaminC bán Tết, nông dân một huyện ở Bắc Giang thu về 1.000 tỷ đồng
- Một ông nông dân Tiền Giang trồng xen canh cây sầu riêng với cây ổi, hễ có trái là ra tiền tỷ
- Con động vật "đoản thọ" này hay gáy râm ran, nuôi thành công ở Vĩnh Long, một nông dân "hưởng lương" 20 triệu
- Thứ cây mới toanh này trồng tốt um ở một nơi Bình Thuận, nhổ một phát bật chùm củ to bự
- Gạo sạch từ những cánh đồng xanh
- Nuôi thành công một loài động vật hoang dã nhả mật quý, nông dân Bình Định bán 1,8 triệu/lít
- Vô tình bắt trúng con động vật to mập ngoài đồng, mang về nuôi, ông nông dân Cà Mau bán làm con đặc sản
- Bưởi Thái Nguyên bội thu