Nuôi lợn nái an toàn sinh học, hướng làm giàu cho nông dân Sơn La
Nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân Hội Nông dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức thành công hội nghị tổng kết mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản áp dụng các biện pháp an toàn sinh học được triển khai tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La (Sơn La). Đây là mô hình điểm, được triển khai từ năm 2022 tại các bản của xã Chiềng Đen (TP. Sơn La, Sơn La) đã chứng minh hiệu quả kinh tế vượt trội, mở ra hướng đi bền vững cho nông dân địa phương. Tham gia mô hình ban đầu có 25 hộ nông dân với tổng đàn 134 con lợn nái sinh sản, mỗi hộ nuôi quy mô từ 5 đến 7 con. Các hộ được trang bị kiến thức kỹ thuật chăn nuôi lợn nái bài bản, đặc biệt là các biện pháp an toàn sinh học tiên tiến. Bên cạnh đó, hội viên nông dân còn nhận được sự hỗ trợ về giống, vật tư, cùng sự giám sát, hỗ trợ và tư vấn sát sao từ Hội Nông dân các cấp và chính quyền xã.
Sau hơn 3 năm triển khai, mô hình đã gặt hái được những thành công ấn tượng. Đến nay, đã có thêm 25 hộ nông dân mạnh dạn nhân rộng mô hình, nâng tổng số hộ tham gia lên 50 hộ. Theo đánh giá từ các hộ chăn nuôi, đàn lợn nái sinh sản phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao với trung bình 2-3 lứa đẻ mỗi năm, mỗi lứa từ 8 đến 10 con. Nhờ đó, tổng đàn lợn của các hộ tham gia mô hình đã tăng lên trên 2.500 con. Với giá bán bình quân 1,2 triệu đồng/con, mỗi hộ đạt thu nhập bình quân từ 65 đến 70 triệu đồng/năm sau khi đã trừ các chi phí. Ông Quàng Văn Khương, một trong những hộ nông dân tiên phong tham gia mô hình tại bản Trung Tâm, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La (Sơn La), phấn khởi chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống, năng suất không ổn định, lại thường xuyên lo lắng về dịch bệnh. Từ khi tham gia mô hình, được hướng dẫn kỹ thuật bài bản, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, đàn lợn nhà tôi phát triển tốt hơn hẳn, ít dịch bệnh, lại đẻ sai. Nhờ đó, kinh tế gia đình tôi đã khấm khá lên nhiều. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, mô hình chăn nuôi lợn nái an toàn sinh học còn góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của địa phương. Mô hình đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân, giúp họ từng bước xóa đói giảm nghèo và hướng tới làm giàu bền vững. Đặc biệt, việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học đã giúp người dân nâng cao kỹ năng chăn nuôi, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu tình trạng lây lan, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, mô hình còn góp phần bảo vệ môi trường nông thôn, giúp người dân chủ động hơn trong sản xuất và năng động hơn trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm do chính mình làm ra. Ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn La, cho biết: Mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản áp dụng các biện pháp an toàn sinh học tại xã Chiềng Đen là một điển hình thành công trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế và xã hội mà mô hình mang lại là rất đáng khích lệ. Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các địa phương khác, góp phần nâng cao đời sống cho hội viên và xây dựng nền nông nghiệp Sơn La ngày càng phát triển bền vững. Thành công của mô hình chăn nuôi lợn nái an toàn sinh học tại Chiềng Đen không chỉ là niềm vui của nông dân mà còn là động lực để tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân Theo VĂN NGỌC/ DÂN VIỆT |
Tuấn 'hai lúa' và hành trình thành 'Tuấn tỉ phú' trên cánh đồng 500 ha
Tỉ phú lúa giống miền Tây: Người đi lên từ cơ hàn
'Vua' cá chình miền Tây: Hành trình làm giàu từ 1 ha đất cằn cỗi
Độc lạ giống cam nặng cả ký, ăn được cả vỏ
Bỏ túi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm từ… cây nhàu
Long An bất ngờ mưa lớn, nông dân xả nước bắt hàng trăm ký cá rô đồng
Nuôi 2 loại vịt trong vườn cao su, đêm tắt đèn, sáng ra nhặt hàng nghìn quả trứng, nông dân Bình Phước vừa đếm quả vừa tính tiền
Thứ rau đặc sản bơi nước tốt um ở một xã của Trà Vinh, dân hái lên thương lái "khuân đi" hết
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới
Biến đất cằn thành trang trại cây ăn quả hữu cơ lớn nhất Hà Tĩnh