Một kỹ sư điện ở Thái Nguyên chuyển hướng về quê liên kết nuôi gà, mỗi năm bán ra thị trường 150 tấn, cứ bán 1.000 con lãi 10 triệu
Chuyển hướng sang chăn nuôi Năm 2014, sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Thái Nguyên và làm việc trong ngành điện được một năm, anh Trung nghỉ việc và tham gia công tác xã hội tại địa phương, đảm nhiệm một số vị trí như Phó Trưởng công an xã rồi Chủ tịch Hội nông dân. Cũng ở thời điểm đó, nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi tại địa phương nên anh Trung đã quyết định chuyển hướng. Với tầm nhìn và sự quyết đoán, anh đã mạnh dạn chuyển hướng sang kinh doanh thức ăn chăn nuôi, đồng thời đầu tư xây dựng trang trại và bắt đầu chăn nuôi gà. Một thuận lợi lớn cho anh là vợ anh được đào tạo về thú y, cùng anh sát cánh, hỗ trợ đắc lực về mảng kỹ thuật. Thời gian đầu, năm 2016, vợ chồng anh Trung gặp không ít khó khăn khi mọi thứ đều phải tự mày mò, nghiên cứu. Tuy nhiên, với sự kiên trì và nỗ lực, họ đã dần làm chủ được kỹ thuật và quy trình. Hiện, trang trại của anh Trung chủ yếu chăn nuôi các giống gà ngắn ngày như lai chọi, gà Hồ được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo nguồn gốc và sức khỏe ban đầu của đàn gà. Đây là những giống gà được thị trường ưa chuộng bởi chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc, thời gian nuôi dao động từ 90 – 100 ngày là có thể xuất bán, đảm bảo vòng quay vốn nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, anh Trung cũng linh hoạt kết hợp chăn nuôi thêm một số lượng nhỏ lẻ lợn nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và đa dạng hóa nguồn thu. Mô hình liên kết hiệu quả, làm giàu cùng bà con Khác với nhiều hộ chăn nuôi gà, anh Trung lựa chọn mô hình chăn nuôi liên kết. Anh không chỉ tập trung phát triển trang trại của riêng mình mà còn hỗ trợ 12 hộ dân khác trong vùng cùng phát triển. Anh Trung đảm nhiệm toàn bộ khâu xử lý đầu vào, từ cung cấp con giống chất lượng, hướng dẫn và cung cấp các loại thuốc men, vắc xin cần thiết, giúp các hộ chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi đến tư vấn thiết kế chuồng trại khoa học, phù hợp với từng điều kiện hộ gia đình, đến hướng dẫn quy trình chăm sóc gà đúng kỹ thuật để đạt năng suất và chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, anh cam kết bao tiêu toàn bộ đầu ra sản phẩm cho các hộ liên kết. Đây là yếu tố then chốt giải quyết nỗi lo về thị trường tiêu thụ, giúp bà con yên tâm tuyệt đối vào việc chăn nuôi. Với mô hình này, mỗi lứa, các hộ dân duy trì số lượng 3 vạn gà, một năm nuôi 3 lứa, tổng cộng gia đình anh và các hộ liên kết xuất bán ra thị trường khoảng 150 tấn gà thịt/năm. Bà Hoàng Thị Tính (xóm Minh Lập, xã Đồng Hỷ), một trong những hộ liên kết chăn nuôi gà với anh Trung phấn khởi chia sẻ: "Nhà tôi đã nuôi gà nhiều năm nay và luôn duy trì số lượng từ 2.000 – 2.500 gà thịt. Từ khi được anh Trung hỗ trợ con giống, vắc xin, lại còn được bao tiêu sản phẩm đầu ra nên tôi rất thoải mái và yên tâm để chăn nuôi, phát triển kinh tế”. Bà Hoàng Thị Tính (xóm Minh Lập, xã Đồng Hỷ), một trong những hộ liên kết chăn nuôi gà với anh Trung cho biết trung bình mỗi lứa gia đình bà duy trì số lượng gà từ 2.000 - 2.500 con. Ảnh: Hà Thanh Trong thời gian tới, anh Trung dự định sẽ tiếp tục được mở rộng, thu hút thêm nhiều hộ dân tham gia, tạo nên một chuỗi giá trị bền vững và hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên có một điều mà anh Trung đang trăn trở đó là việc áp thuế của nhà nước lên doanh thu đối với các hộ chăn nuôi. Anh mong muốn sẽ được hỗ trợ để giảm thiểu áp lực cho bà con. Theo HÀ THANH - KIỀU HẢI/ DÂN VIỆT |
Trồng loại cây cho quả như "kho" chứa vitamin, nhiều nông dân Đà Nẵng có thu nhập khá
Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt
Trồng nho hạ đen, dưa lưới trái quá trời, vườn đẹp như phim, anh nông dân Nghệ An thu tiền liền tay
Nuôi chim quý hiếm như nuôi gà ta, bán dễ như ăn kẹo, trai Cần Thơ có của ăn của để
Nuôi con gì chăm chỉ cả ngày, tối nào cũng "về nhà ngủ", nông dân một xã ở Hải Phòng kiếm tiền rủng rỉnh?
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'
Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống
Thời trồng rau, nuôi gà bằng điện thoại
Cây khỏe, sạch sâu bệnh, năng suất tăng nhờ chế phẩm nano