Nuôi gà an toàn sinh học, tạo môi trường tự nhiên để phòng chống dịch bệnh
Chúng tôi đến thăm Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi và Dịch vụ nông nghiệp MQ ở xã Trấn Yên, tỉnh Lào Cai (thuộc xã Minh Quán, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cũ). Ngay ở vị trí vào cổng HTX có đặt một phiến đá có dòng chữ lớn bằng tiếng Anh “Chicken garden” có nghĩa là “khu vườn gà”. Cảm giác khi đến một khu vực chăn nuôi mà giống như đi vào một khu vườn sinh thái với những tuyến đường bê tông phẳng lì nối liền các quả đồi, thấp thoáng trong rừng cây xanh là những trại nuôi gà có quy mô cả nghìn con. Anh Nguyễn Tiến Sơn, Giám đốc HTX chia sẻ, năm 2011, anh bắt tay vào nuôi gà với quy mô chuồng nuôi 300 con, sau 2 lứa thấy hiệu quả lại tiếp tục mở rộng nuôi 500 con/lứa. Theo anh Sơn, thời điểm đó một trại nuôi gà quy mô 500 con ở địa phương là lớn lắm rồi. Vài năm sau ngày càng có nhiều hộ dân tham gia nuôi gà, dần dần tự hình thành một nhóm liên kết nuôi gà theo kiểu tổ hợp tác. Trong quá trình nuôi, các hộ dân cùng lựa chọn nguồn con giống, hỗ trợ nhau trong việc xây dựng chuồng trại, lựa chọn thức ăn, tiêm vaccine phòng dịch bệnh... Đến cuối năm 2017, nhóm liên kết đã thống nhất thành lập HTX. Được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của chính quyền về các thủ tục hành chính và đất đai đến tháng 4/2018 HTX chính thức ra mắt với 10 thành viên. Hiện nay, ngoài các thành viên, HTX đã liên kết với hơn 20 hộ chăn nuôi gà hàng hóa ở địa phương để thực hiện chăn nuôi theo một quy trình chung từ nhập con giống, thức ăn, tiêm phòng vaccine, sau đó HTX sẽ liên kết đầu mối bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Hiện, mỗi hộ thành viên của HTX đều có từ 2-5 chuồng trại. Mỗi trang trại nuôi có gà quy mô từ 4.000 - 5.000 con/lứa. Giống gà được lựa chọn có 2 loại chính là gà Mía số 1 và gà Mông. Anh Sơn chia sẻ, con giống là yếu tố quan trọng quyết định đến khoảng 50% thành công cho chăn nuôi. Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng con giống, HTX lựa chọn ký kết với những đơn vị sản xuất giống uy tín. Giống gà Mía có 2 loại được nhập từ Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) và của Công ty Giống gia cầm Tây Bắc thuộc Công ty Cổ phần sinh học Đất Việt. Đối với giống gà Mông lựa chọn giống của Trung tâm Thực nghiệm Bảo tồn giống vật nuôi (Viện Chăn nuôi). Khu vực chăn nuôi gà nằm biệt lập với khu dân cư với nhiều đồi cao, nguồn nước dồi dào cũng là lợi thế. Đa phần xác hộ dân có sẵn quỹ đất nên khoảng cách giữa các trại chăn nuôi thường cách nhau những quả đồi, thuận tiện trong liên kết, hỗ trợ nhau trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Sau mỗi lứa xuất bán, người chăn nuôi sẽ tiến hành vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, rắc vôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng và để trống 1 tháng để diệt sạch mầm bệnh sau đó mới tái đàn. Một yếu tố nữa tạo nên thương hiệu cho sản phẩm gà của HTX là áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Nếu như trước đây thói quen của người chăn nuôi quy mô hàng hóa thường áp dụng nuôi nhốt khép kín trong hệ thống chuồng trại. Với cách nuôi này, cảnh quan môi trường cho gà sinh sống không được quan tâm nên có những nhược điểm như khó kiểm soát dịch bệnh trong đàn gà, chất lượng thịt không ngon. Vì vậy, HTX chú trọng tạo môi trường tự nhiên cho đàn gà sinh trưởng, phát triển. Tại mỗi trại đều thiết kế một khu sân chơi rộng rãi để gà có thể vận động và kiếm thêm thức ăn, xung quanh trại được trồng nhiều cây xanh vừa có thể tránh nóng vào mùa hè và giữ ấm và mùa lạnh. Hiện, mỗi tháng HTX xuất bán ra thị trường từ 60.000 - 65.000 con gà Mía, sản lượng khoảng 120 tấn và khoảng 30.000 con gà Mông, sản lượng khoảng 50 tấn. Giá gà Mía ký hợp đồng tiêu thụ hiện nay dao động từ 80.000 - 90.000 đồng/kg; gà Mông có giá 80.000 đồng/kg. Trung bình mỗi con gà mang lại lợi nhuận từ 30.000 - 40.000 đồng. Theo anh Nguyễn Tiến Sơn, Giám đốc HTX, trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi và liên kết thêm với các hộ dân để đáp ứng đảm bảo hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp. Đồng thời sẽ triển khai thí điểm mô hình giết mổ, chế biến và đưa các sản phẩm thịt gà sau chế biến ra thị trường Theo Thanh Tiến/NNVN |
Nuôi thứ chim có lông đuôi dài nhất trong các loài chim, anh nông dân Hải Phòng "bỏ túi" nửa tỷ/năm
An Giang - ‘kho báu’ dược liệu của Tây Nam Bộ
Trồng sâm quý trên núi Pù Ring
Một kỹ sư điện ở Thái Nguyên chuyển hướng về quê liên kết nuôi gà, mỗi năm bán ra thị trường 150 tấn, cứ bán 1.000 con lãi 10 triệu
Trồng loại cây cho quả như "kho" chứa vitamin, nhiều nông dân Đà Nẵng có thu nhập khá
Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt
Trồng nho hạ đen, dưa lưới trái quá trời, vườn đẹp như phim, anh nông dân Nghệ An thu tiền liền tay
Nuôi chim quý hiếm như nuôi gà ta, bán dễ như ăn kẹo, trai Cần Thơ có của ăn của để
Nuôi con gì chăm chỉ cả ngày, tối nào cũng "về nhà ngủ", nông dân một xã ở Hải Phòng kiếm tiền rủng rỉnh?