Nuôi thứ chim có lông đuôi dài nhất trong các loài chim, anh nông dân Hải Phòng "bỏ túi" nửa tỷ/năm
Năm 2009, khi còn là sinh viên, anh Trần Văn Dũng trú ở phường Nam Triệu TP Hải Phòng đã bén duyên với con chim công.
Thời điểm đó cảnh sinh viên thiếu thốn, nhưng vì đam mê loài chim quý hiếm này, anh Trần Văn Dũng đã tiết kiệm tiền mua một cặp chim công Ấn Độ hơn một năm tuổi về nuôi. Thời gian đầu, anh Dũng gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nuôi chim công, cũng như gia đình phản đối. Nhưng nhờ quyết tâm dám nghĩ dám làm, theo duổi đam mê, chịu khó học hỏi anh dần tích lũy được kinh nghiệm nuôi loài chim quý hiếm có tên trong sách Đỏ này. Sau 3 năm nuôi, cặp chim công đầu tiên, đến năm 2012, mô hình nuôi chim quý hiếm của anh Dũng có sản phẩm bán ra thị trường và lấy được lòng tin của gia đình.
Từ một cặp chim công ban đầu mua với giá 15 triệu đồng, đến nay trang trại chăn nuôi loài chim quý hiếm xuất xứ từ Ấn Độ của gia đình anh Dũng đang có khoảng hơn 400 chim công bố mẹ và chim công con. Ảnh Nguyễn Đại. Trao đổi với PV Dân Việt, anh Dũng cho biết, mỗi năm một con chim công mái đẻ được từ 35-40 trứng/năm. Lúc đầu, anh để gà mái ấp trứng chim công nhưng tỷ lệ trứng nở chỉ đạt 40-50%. Sau đó, anh chuyển sang dùng máy ấp trứng, tỷ lệ trứng nở đạt tới 80-85%. Cũng nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông, sự nhạy bén trong kinh doanh, những chú chim công của anh Dũng được trao đổi khắp cả nước. Giá của một bộ chim công gồm một trống và hai mái có tuổi đời từ 10-15 năm giá khoảng 30 triệu, có khi lên tới 80 triệu tùy loại. Bên cạnh đó, hàng năm công thay lông đuôi một lần giá mỗi chiếc lông bán khoảng 30.000 - 70.000 đồng.
Không chỉ nuôi chim công sinh sản thành công, mà anh Dũng còn cho lai tạo giữa các dòng chim công khác nhau để chọn tạo các dòng có màu sắc bắt mắt, giá trị cao.
Trao đổi với PV Dân Việt, anh Trần Văn Dũng cho biết, hiện trang trại chăn nuôi khoảng hơn 400 chim công bố mẹ và chim công con, trung bình mỗi năm gia đình anh thu lãi từ 500-600 triệu đồng từ việc nuôi chim công cảnh. Cũng theo anh Dũng, xã hội ngày một phát triển, đặc biệt là thú chơi sinh vật cảnh nói chung nghề nuôi chim công ngày càng sôi động, ăn nên làm ra. Trong thời gian tới anh sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi chim công và sẵn sàng hỗ trợ về giống, kỹ thuật nuôi chim công nếu ai có nhu cầu nuôi. Anh hi vọng, nghề nuôi chim công sẽ phát triển hơn nữa, trở thành một giống vật nuôi gần gũi với đời sống con người.
Ngoài chim công anh Dũng còn nuôi thêm các loài chim quý hiếm, chim có tên trong sách Đỏ khác như chim trĩ và gà lôi với những giống lạ, đẹp mắt. Ảnh Nguyễn Đại.'' Theo NGUYỄN ĐẠI/ DÂN VIỆT |
Nuôi gà an toàn sinh học, tạo môi trường tự nhiên để phòng chống dịch bệnh
An Giang - ‘kho báu’ dược liệu của Tây Nam Bộ
Trồng sâm quý trên núi Pù Ring
Một kỹ sư điện ở Thái Nguyên chuyển hướng về quê liên kết nuôi gà, mỗi năm bán ra thị trường 150 tấn, cứ bán 1.000 con lãi 10 triệu
Trồng loại cây cho quả như "kho" chứa vitamin, nhiều nông dân Đà Nẵng có thu nhập khá
Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt
Trồng nho hạ đen, dưa lưới trái quá trời, vườn đẹp như phim, anh nông dân Nghệ An thu tiền liền tay
Nuôi chim quý hiếm như nuôi gà ta, bán dễ như ăn kẹo, trai Cần Thơ có của ăn của để
Nuôi con gì chăm chỉ cả ngày, tối nào cũng "về nhà ngủ", nông dân một xã ở Hải Phòng kiếm tiền rủng rỉnh?