10 cây thuốc tốt quanh nhà bạn không ngờ tới

 1. Bạc hà


Bạc hà là một vị thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…

Tinh dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Tinh dầu bạc hà tự nhiên giúp thư giãn các cơ gây co thắt bụng, làm giảm tình trạng đau bụng đến 40%.

Phụ nữ có thai thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

2. Đinh lăng

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc.

Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây từ 3 năm tuổi trở lên đều được dùng làm thuốc: Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu; Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy;

Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

3. Thì là

Cây thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng.

Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng, mụn nhọt sưng tấy, mất ngủ và đau răng.

Các nhà khoa học Ấn Độ còn phát hiện ra rằng chất limonene trong cây thì là hoạt động tương tự như kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột có hại như E.Coli …

4. Sả

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..

5. Húng quế

Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực.

Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

6. Gừng

Gingerol và shogaol có trong gừng giảm co thắt đường tiêu hóa, từ đó làm giảm buồn nôn hiệu quả hơn so với các loại thuốc chống say tàu xe.

7. Rau mùi

Các axit cacboxylic trong rau mùi sẽ bám vào các kim loại nặng như thủy ngân trong máu và mang chúng ra khỏi cơ thể. Loại bỏ chúng sẽ giúp giảm sự tích tụ độc tố gây mệt mỏi mãn tính, đau khớp và trầm cảm.

8. Lá lốt

Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.

Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân,

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau răng, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…

Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.

Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.

Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô rất tốt cho phổi và phế quản.

Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.

10. Diếp cá

 

Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu.

Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá.

Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được thuốc tân dược.

Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.

Buổi sáng ngủ dậy mà có biểu hiện này thì phải đi khám ngay

Theo Infonet

Các tin khác