Nông dân trồng sâm biển cắt lá bán, thương lái tranh nhau mua

Ấp Thừa Lợi (Cồn Nghêu) xã Thừa Đức, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) là ấp có đất Cồn chiếm diện tích khá lớn của toàn xã, người dân nơi đây chủ yếu trồng dưa hấu, củ cải,…

Những năm gần đây, người dân ra biển khai thác nghêu thấy cây sâm biển mọc tốt hái về ăn, đây là loại rau này tính mát, bổ dưỡng, từ đó họ bắt đầu chuyển dần sang trồng cây sâm biển.

Năm 2018, hội viên Phạm Văn Tươi nghệ việc trồng sâm biển có một số hiệu quả từ thiên nhiên nên ông Tươi chuyển sang trồng sâm biển.

Cây sâm biển được trồng chủ yếu là để lấy lá nấu canh và rễ dùng rễ rang nấu nước uống. Cây sâm rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc; ta nhân giống bằng cách nhổ cây từ bãi biển đem về đất vườn trồng.

Sau 10 ngày cây sâm bắt đầu thích ứng với đất và cho ra rễ cây sâm biển phát triển rất nhanh, lá to bự không sâu bệnh, ít tốn công lao động chăm sóc như các loại hoa màu khác.

Đối với giống cây sâm biển chỉ tưới nước vào mỗi sáng và chiều, gia đình ông có nhiều thời gian làm công việc khác để tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế.

Mô hình trồng sâm biển của ông Phạm Văn Tươi, ấp Thừa Lợi, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Vườn sâm nhà ông Tươi chỉ với diện tích 700m2, gia đình thu hoạch mỗi ngày từ 20kg đến 25kg, được rất nhiều thương lái đến thu mua. Giá bán lá sâm biển từ 20.000- 25.000 đồng/kg. Cắt sâm xong tưới nước khoảng 7 đến 10 ngày là tiếp tục cắt cứ vậy mà duy trì.

Cây sâm đất rất dễ trồng, mỗi tháng sau khi trừ chi phí ông Tươi thu nhập trên 5 triệu đồng. Được biết, ông Phạm Văn Tươi là hộ nghèo của ấp, những ý chí phấn đấu vươn lên phát triển kinh tế thông qua mô hình trồng cây sâm đất.

Hiện tại gia đình ông Tươi đã có cuộc sống ổn định. Năm 2021, gia đình ông được bình xét thoát nghèo.

Nhận thấy mô hình trồng sâm đất có hiệu quả kinh tế nhưng lại ít chi phí, Hội Nông dân xã Thừa Đức, huyện Bình Đại (Bến Tre) đang tiếp tục phát động hội viên tham gia mô hình trồng sâm đất để phát triển kinh tế.

Theo HỘI ND XÃ THỪA ĐỨC 

Các tin khác