Trồng na Thái Lan ra trái khổng lồ, một nông dân Kiên Giang thu hàng trăm triệu/vụ
Năm 2017, do giá cả bấp bênh thu nhập không cao, ông Lê Văn Chớp, ấp Hoà Lộc, xã Hoà Lợi, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) mạnh dạn phá bỏ 1,3 ha đất trồng bưởi để trồng na Thái xen canh cây sầu riêng. Nhờ chuyển đổi cây trồng đúng hướng bằng cách trồng na Thái Lan xen canh sầu riêng, ông Chớp thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Ông Lê Văn Chớp có dịp tham quan vườn na Thái ở tỉnh Lâm Đồng, biết được giống na Thái có ưu điểm dễ trồng, mỗi trái nặng từ 0,7kg-1,2kg, giá bán ra thị trường từ 40.000-70.000 đồng/kg. Ông Chớp quyết định thử sức với giống cây trồng này. Ban đầu, ông trồng bưởi da xanh, nhưng thấy na Thái mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nên ông Chớp đốn bỏ bưởi da xanh để trồng na Thái xen canh cây sầu riêng. Ông Chớp cho biết: “Hiện tại, tôi có 1,3 ha trồng cây na Thái đang trong giai đoạn cho trái và hơn 1,7 ha đang mở thêm diện tích trồng. Tháng 4 âm lịch vừa rồi, tôi thu hoạch được 6 tấn trái na Thái từ 1,3 ha, na Thái bán với giá 48.000-55.000 đồng/kg. Chi phí mỗi vụ khoảng 35 triệu đồng. Gia đình tôi thu nhập được trên 270 triệu đồng/vụ”. Tham quan vườn na Thái của ông Chớp, nhiều người không khỏi trầm trồ trước những cây na xanh tốt được trồng thẳng tắp trên những khu bờ, tàng lá phủ rợp cả khu vườn. Theo ông Chớp, trước khi trồng na Thái ông tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn trái. Đồng thời, ông tham quan học tập kinh nghiệm của những người trồng na Thái ở Lâm Đồng, Đồng Tháp,Tiền Giang. Ðến nay, ông Chớp đã cơ bản nắm được kỹ thuật trồng na Thái, quy trình chăm sóc và xử lý na Thái ra hoa theo ý muốn. Ông chia sẽ thêm: “Na Thái dễ trồng, nhưng đòi hỏi phải chăm sóc đúng quy trình, cây mới mang lại hiệu quả. Giai đoạn na Thái ra đọt non rất dễ bị bệnh và côn trùng tấn công nên phải phun thuốc trừ sâu bảo vệ. Cùng với đó, phải bón phân theo định kỳ để cây tốt sẽ kháng được sâu, bệnh...". Theo ông Chớp, trung bình mỗi năm na Thái cho trái 2 vụ (tháng 5 và tháng 10 âm lịch). Từ khi xử lý ra hoa đến thu hoạch là 5 tháng. Khi cây na Thái ra hoa, phải tiến hành thụ phấn. Khi trái na to bằng cổ tay thì bao trái để hạn chế ruồi vàng đục trái”. Không chỉ làm giàu từ cây na Thái, những năm gần đây, ông Chớp còn hướng dẫn nhiều nhà vườn ở các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ và những hộ lân cận về kỹ thuật trồng na Thái, chăm sóc và cách để trái Na Thái, giới thiệu thương lái đến thu mua nên đầu ra của loại trái cây này rất ổn định. Mô hình trồng na Thái Lan xen canh sầu riêng của ông Chớp được Cấp uỷ, chính quyền địa phương chọn làm mô hình “Dân vận khéo”, để nhân rộng mô hình làm ăn kinh tế có hiệu quả trên địa bàn xã xã Hoà Lợi, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang). Theo NGUYỄN THỊ MAI NHI/ CỔNG TTĐT KIÊN GIANG |
Một kỹ sư điện ở Thái Nguyên chuyển hướng về quê liên kết nuôi gà, mỗi năm bán ra thị trường 150 tấn, cứ bán 1.000 con lãi 10 triệu
Trồng loại cây cho quả như "kho" chứa vitamin, nhiều nông dân Đà Nẵng có thu nhập khá
Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt
Trồng nho hạ đen, dưa lưới trái quá trời, vườn đẹp như phim, anh nông dân Nghệ An thu tiền liền tay
Nuôi chim quý hiếm như nuôi gà ta, bán dễ như ăn kẹo, trai Cần Thơ có của ăn của để
Nuôi con gì chăm chỉ cả ngày, tối nào cũng "về nhà ngủ", nông dân một xã ở Hải Phòng kiếm tiền rủng rỉnh?
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'
Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống
Thời trồng rau, nuôi gà bằng điện thoại