Giá mít Thái 14/3: Giá mít Tiền Giang 42.000 đồng/kg, bón phân gì cho cây mít Thái sau thu hoạch?

Giá mít Thái hôm nay 14/3 tại Tiền Giang: Giảm 2.000 đồng/kg

Giá mít Thái hôm nay 14/3 tại tỉnh Tiền Giang được các vựa thu mua thông tin như sau, giá mít giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Như vậy, sau 1 ngày tăng nhẹ, giá mít Thái đã quay đầu giảm về mức tương đương với ngày 13/2.

Cập nhật giá mít Thái hôm nay 14/3 tại ĐSBCL cho thấy, giá mít giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Giá mít Tiền Giang tại vựa cao nhất còn 42.000 đồng/kg. Ảnh minh họa, nguồn facebook

Cụ thể, mít Nhất với được mua với giá 42.000 đồng/kg, mít Nhì 32.000 đồng/kg, mít Kem lớn 32.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 22.000 đồng/kg.

Các thương lái vào vườn cắt, mua mít Nhất với giá 40.000 đồng/kg, mít Nhì 30.000 đồng/kg, mít Kem lớn 30.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 20.000 đồng/kg.

Giá mít Thái hôm nay 14/3 tại các tỉnh, thành khác ở ĐBSCL: Giá tăng giảm thất thường
Tại các địa phương như Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, và TP.Cần Thơ, các vựa cho hay, giá mít tăng giảm thất thường. Riêng giá mít Thái hôm nay 14/2 giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua.

Các vựa lớn báo giá như sau: mít Nhất mua vào 41.000 đồng/kg, mít Nhì từ 31.000 đồng/kg, mít Kem lớn 31.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 21.000 đồng/kg.

Đối với giá thu mua tại vườn sẽ thấp hơn giá vựa khoảng 2.000 đồng/kg. Theo đó, giá mít Nhất là 39.000 đồng/kg, mít Nhì 29.000 đồng/kg, mít Kem lớn 29.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 19.000 đồng/kg.

Bón phân gì phục hồi vườn mít Thái sau thu hoạch?

Hiện nay, người dân ĐBSCL đang bước vào giai đoạn phục hồi vườn mít Thái sau thu hoạch trái. Ở giai đoạn này, người dân thường bón phân để giúp cây phục hồi sức sau vài tháng nuôi trái.

Theo một số người dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng mít Thái, tốt nhất là bón phân bón hữu cơ giúp phục hồi vườn mít Thái sau thu hoạch, hạn chế bón phân hóa học.

Hiện trên thị trường có nhiều phân hữu cơ có thể sử dụng. Trước khi bón phân, nên bón vôi bột quanh gốc để xử lý nấm khuẩn trong đất, cải tạo đất, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển.

Ông Lê Văn Hòa ở xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết, sau khi thu hoạch trái, thường sẽ có nhiều cây mít Thái xì mủ. Do đó, nếu bón phân hóa học sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Do đó, tốt hơn hết là bón phân hữu cơ.

Theo ông Hòa, ngoài bón phân phục hồi vườn mít Thái sau thu hoạch, ông thường cắt bỏ cành đực, cành khó phát triển và cắt đọt những cây mít quá cao (nhằm khống chế chiều cao cây mít Thái; dễ đổ ngã, tét nhánh khi mưa gió).

Theo DUY KHÁNH/ DÂN VIỆT 

Các tin khác