Thế giới đang đối mặt với tuyệt chủng động vật biển

Một nhà khoa học Ôxtrâylia cho biết, biến đổi khí hậu, đánh bắt cá bừa bãi cộng với những tác động khác của con người đã đẩy các đại dương đến bờ vực của sự tuyệt chủng hàng loạt các loài động vật biển, đồng nghĩa với việc cần hàng chục triệu năm nữa mới có thể khôi phục hoàn toàn.

Tiến sĩ chuyên ngành cổ sinh vật học John Alroy của trường Đại học Macquarie, Ôxtrâylia đã thu thập số liệu từ gần 100.000 bộ sưu tập hóa thạch trên toàn thế giới, và đã sử dụng hồ sơ hóa thạch của đại dương, trở lại quãng thời gian hơn 500 triệu năm trước để nghiên cứu những thay đổi quan trọng trong nhóm các loài động vật biển.

Công trình của ông đã được xuất bản trong tạp chí Khoa học số ra ngày 6/9/2010.

Trong giai đoạn 540 triệu năm trước, các loài động vật biển đã trải qua vài lần tuyệt chủng hàng loạt, chứng kiến những cá thể vượt trội bất ngờ bị thay thế bởi các loài khác. Đơn cử như cách đây 250 triệu năm, các loài động vật như lamp shell thống trị cuộc sống dưới đáy biển, đã bất ngờ bị thay thế bởi trai và ốc sên.

Mãi cho đến ngày nay, các nhà khoa học mới nghĩ rằng những lần tuyệt chủng này bị chi phối bởi sự suy thoái tất yếu của quy luật tiến hóa đã diễn ra từ hàng trăm triệu năm trước.

Những hành động của con người như đánh bắt cá bừa bãi, hiện tượng axit hóa đại dương và sự xuất hiện các loài nhập cư đang đe dọa tuyệt chủng xảy ra thêm một lần nữa. Hồ sơ hóa thạch đã cho thấy hậu quả của tuyệt chủng hàng loạt có thể kéo dài trong hàng triệu năm sau.

Theo Xinhua

Các tin khác