Con đặc sản bình dân này nuôi dày đặc trong nhà, một ông nông dân Bình Định lãi hơn nửa tỷ/năm
Dù diện tích mặt bằng không lớn nhưng nhờ áp dụng nuôi lươn không bùn đúng phương pháp, bài bản, mỗi năm, ông Nguyễn Văn Tám (thôn Thọ Nghĩa, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) thu lãi hàng trăm triệu đồng. Vốn cần cù, chịu khó và luôn tìm tòi hướng đi mới trong phát triển kinh tế, ông Tám sớm nhận thấy tiềm năng của mô hình nuôi lươn không bùn. Năm 2017, ông xây 10 bể xi măng (khoảng 20 m2/bể), lót bạt, rồi mua 20.000 con lươn giống về thả nuôi. Nhờ chăm sóc đúng phương pháp, lươn phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định. Thấy rõ hiệu quả kinh tế, năm 2020, ông Tám quyết định mở rộng quy mô, xây thêm 10 bể nuôi mới. Từ đó, thu nhập của gia đình ngày càng tăng, cuộc sống cũng dần cải thiện. Theo ông Tám, để lươn sinh trưởng và phát triển tốt, điều quan trọng là đảm bảo môi trường bể nuôi luôn sạch, thông thoáng. Lươn rất nhạy cảm với chất lượng nước, vì vậy ông luôn chú trọng thay nước thường xuyên. Ngoài ra, trên mặt nước, ông rải nhiều sợi ny lông để tạo chỗ trú ngụ cho lươn, giúp chúng phát triển khỏe mạnh.
Lươn nuôi khoảng 6 - 7 tháng thì có thể xuất bán. Trung bình, mỗi bể nuôi đạt sản lượng 450 - 500 kg lươn thương phẩm. Với giá bán sỉ 130.000 đồng/kg và bán lẻ 150.000 đồng/kg, mỗi năm, ông Tám thu lãi hơn 500 triệu đồng. Không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình, mô hình của ông còn tạo việc làm ổn định cho 7 - 10 lao động với thu nhập trung bình hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, ông Tám còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn cho khoảng 30 hộ dân trong vùng, giúp nhiều người có thêm thu nhập ổn định. Năm 2024, ông Nguyễn Văn Tám được UBND tỉnh tặng bằng khen vì có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định. Bà Nguyễn Thị Hiệp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước (tỉnh Bình Định) nhận xét: Trên địa bàn xã có khá nhiều hộ nuôi lươn không bùn, trong đó, mô hình của ông Nguyễn Văn Tám là một điển hình thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tích cực hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình, nhất là trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm và kết nối thị trường để mô hình phát triển bền vững. Theo MINH KHOA/ BÁO BÌNH ĐỊNH
|
Một chị nông dân ở tỉnh Khánh Hòa mới trồng giống cây ở xứ nóng, vườn đẹp bao la, thu tiền tỷ
Nuôi, trồng lung tung đủ thứ cây, con, ông nông dân ở tỉnh Quảng Trị mới biến đồi hoang thành trang trại tiền tỷ
Nuôi thành công chồn hương, bán làm con đặc sản, một ông nông dân Long An giàu hẳn lên
Hiện đại hóa vườn ươm bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ
'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh
Mận xanh đường 'hồi sinh', nhà vườn miền Tây thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm
Nông dân đổi đời nhờ trồng củ cải và hành tím trên đất giồng cát
Con vật "đoản thọ", hiền khô này tối ngày nhai lá, nuôi thành công ở An Giang, bán 90.000 đồng/kg
Liên kết nuôi gà dưới mái điện mặt trời, anh kỹ sư viễn thông Đắk Lắk "nhặt" tiền tỷ
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ