Khỏi cần mua máy lọc không khí hãy trồng cây cảnh này vừa hút khí độc vừa mang may mắn
Cây cau Tiểu Trâm thuộc họ cau (Arecaceae). Cau Tiểu Trâm có khả năng hút các chất độc sản sinh từ nhiều vật dụng trong nhà. Thay vì sử dụng máy lọc không khí, người ta để vài chậu cau Tiểu Trâm trong nhà làm cảnh. Cau có thể “vô hiệu hoá” các chất độc từ khói thuốc lá, các tia bức xạ từ máy tính, điện thoại, đồ điện tử đến chất độc thải ra từ xăng dầu, động cơ xe… là các tác nhân gây ra nhiều bệnh hiện nay. Không chỉ có vây, cây cau Tiểu Trâm còn mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Những chiếc lá nhỏ nhắn hình mác mọc thẳng, cao, thể hiện sự vươn lên không ngừng, luôn cố gắng vươn lên để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Người ta thường hay tặng chậu cau tiểu trâm cho những người đang cần sự động viên, khích lệ, hoặc những người không ngại gian khổ để vượt qua các thử thách chông gai. Trong phong thuỷ, cau tiểu trâm có tác dụng án ngữ và loại bỏ khí xấu khí độc. Trồng một cây cau tiểu trâm trong nhà để khai thông không khí, mang lại may mắn tài lộc cho gia chủ.
Ánh sáng Cây sống trong điều kiện thiếu ánh sáng một thời gian dài, không cần chăm bón nhiều. Có thể sống được trong nước hay trong đất đều tốt. Cau Tiểu Trâm sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt, sinh trưởng ở điều kiện bình thường. Vì vậy cau Tiểu Trâm thường được lựa chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì nên đem cây ra nắng khoảng 1,5-2 tiếng/ tuần vào buổi sáng từ 7-10h tùy mùa. Cau Tiểu Trâm ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây từ 17-25oC. Nóng hay lạnh quá làm cây sinh trưởng kém, sắc lá không mượt. Cây ưa ẩm trung bình, khoảng 60-80% Đất trồng Cây cau Tiểu Trâm ưa đất thịt, nếu trồng chậu cần đất tơi xốp hơn để thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cau tiểu trâm nên sử dụng: đất thịt + trấu hun + phân hữu cơ + xỉ than. Kỹ thuật trồng cây cau Tiểu Trâm Trồng cây cau Tiểu Trâm có thể trồng nước và trồng đất. Dù lựa chọn phương pháp nào thì cũng đều rất đơn giản. Trước tiên hãy mua cây giống về sau đó lựa chọn chậu cảnh tùy theo ý thích người trồng sau đó đặt cây vào phần đất đã chuẩn bị sẵn sau đó lấp đất sao cho cây trồng đứng ổn định là được. Còn nếu lựa chọn phương pháp trồng thủy sinh thì cũng cần lựa chọn nguồn nước sạch sau đó thả cây xuống nhập rễ. Phương pháp trồng này cây sẽ lớn rất nhanh. Cách chăm sóc cây cau Tiểu Trâm Trồng cây Tiểu Trâm không cần tưới nước quá nhiều vài ngày tưới 1 lần cây vẫn rất xanh tươi. Dễ nhất là bạn tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô, tưới chậm, đều, đến khi thấy nước chảy ra dưới đáy chậu là được. Nếu trồng cau tiểu trâm thủy sinh thì nên duy trì lượng nước trong bình không quá ½ chiều cao bộ rễ. Tuy nhiên không để thấp quá không đủ chất nuôi cây. Thay nước và vệ sinh cây, loại bỏ rễ hỏng 1 tuần/ lần. Bón phân Để lá cau Tiểu Trâm xanh bóng, mượt thì hàng tháng nên bón phân cho cây bằng các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất cho cây. Theo An Dương/ VietQ |
Loại rau bán đầy ngoài chợ, giá rẻ bèo được coi là thuốc chữa bệnh dạ dày, người Nhật mê tít
Loại lá trồng một lần thu cả chục năm, không ngờ là vị thuốc quý chữa được bệnh gút, giá bán rất rẻ
Loại rau được mệnh danh là "siêu tăng lực", tưởng khó trồng mà lại dễ bất ngờ, cả nhà quanh năm có rau sạch ăn
6 loại rau kiểu gì cũng có trong bữa ăn ngày Tết, lại còn tốt cho sức khỏe, dễ trồng, bán đắt hàng
Loại nấm được cho là "thần dược", có công dụng bổ dưỡng ngang ngửa nhân sâm, nhiều người không biết
Loại cây cảnh tỏa hương quyến rũ say đắm lòng người lại là vị thuốc Đông y được nhiều người trồng tại nhà
Loài cây cảnh mọc dân dã, hương thơm nồng nàn như nước hoa, là vị thuốc tự nhiên chữa được nhiều bệnh
Trồng thứ rau tanh tanh trong chậu như trồng cây cảnh, ăn quanh năm, tốt cho sức khỏe, giải nhiệt mùa hè
Loại rau "cứu đói" xưa rẻ bèo, giờ vừa là đặc sản cao cấp giá 100.000 đồng/kg vừa là vị thuốc quý
Loại rau dại ít ai để ý, trước nhổ vứt đi nay thành đặc sản hút khách có giá hàng trăm nghìn