Giá heo 8/3: Éo le giá heo giảm, nông dân bỏ chuồng, nơi lại tăng đàn ùn ùn

Giá heo hôm nay 8/3 tại 3 miền đều giảm

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động phổ biến từ 32.000 – 36.000 đồng/kg. Trong đó có một số nơi giảm nhẹ như Ninh Bình từ 35.000 đồng xuống còn 34.000 đồng/kg, Hưng Yên tiếp tục giảm xuống còn mức giá 33.000 đồng/kg đối với loại heo trên 100kg.


Giá heo hôm nay 8/3 tại ba miền vẫn giữ ở mức từ 30.000 - 36.000 đồng/kg, tùy loại, trong đó miền Nam có giá thấp nhất, dao động 27.000-31.000 đồng/kg.

Tại miền Trung tình hình giá heo hôm nay 8/3 cũng không khả quan hơi với nhiều nơi đồng loạt giảm 1.000 đồng. Cụ thể, tỉnh Quảng Nam giá heo giảm từ 33.000 đồng/kg xuống còn 32.000 đồng/kg, Bình Định từ 32.000 đồng/kg xuống còn 31.000 đồng/kg, Lâm Đồng có mức giá tương ứng, Ninh Thuận cũng giàm từ 33.000 đồng/kg xuống còn 32.000 đồng/kg.

So với 2 miền trên thì giá heo hơi tại miền Nam có thấp nhất, dao động 27.000-31.000 đồng/kg.

Nông hộ chán nản bỏ chuồng, “đại gia” tăng đàn ùn ùn

Ông Đinh Văn Đoàn, xã Tiên Dương là chủ trang trại chăn nuôi lớn nhất nhì huyện Đông Anh, Hà Nội cho hay, gia đình ông đang duy trì chăn nuôi 20.000 con gà đẻ trứng, 1.000 con lợn thịt và 200 con lợn nái ngoại, so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm 30% tổng đàn.

Lý giải không tăng đàn gà và lợn trong năm 2018, ông Đinh Văn Đoàn, chủ trang trại chăn nuôi lớn tại huyện Đông Anh cho hay: Thị trường chăn nuôi trong nước đã bão hòa. Nếu tăng đàn, khó có đầu ra ổn định và rất dễ “lỗ nặng”, nhất là khi doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi như: CP, DKT, Hòa Phát, Ba Huân… không tìm được đường xuất khẩu mà tất cả cùng hướng vào thị trường tiêu thụ nội địa.


Sau Tết, giá heo vẫn ảm đạm, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng thức ăn công nghiệp gần như đã “bỏ chuồng”. Ảnh minh họa.

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Lê Quốc Tuấn, không riêng trang trại chăn nuôi của ông Đinh Văn Đoàn, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn huyện Đông Anh sau một thời gian thải loại mạnh con giống kém chất lượng, nay giữ ổn định hoặc giảm tổng đàn vật nuôi. Tuy nhiên, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng thức ăn công nghiệp gần như đã “bỏ chuồng”. Số còn lại duy trì chăn nuôi chủ yếu ở các hộ gia đình nấu rượu thủ công, làm bún, đậu phụ… nhằm tận dụng phụ phẩm, với mục đích lấy công làm lãi.

Tương tự, tại Đồng Nai, theo thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh, 50% trang trại nhỏ lẻ tự đóng cửa, bỏ nghề do ngành chăn nuôi khó khăn liên tiếp nhiều năm qua.

Tuy nhiên trái ngược với người chăn nuôi nhỏ lẻ bỏ chuồng thì những công ty lớn lại tiếp tục vào đàn với số lượng lớn. Thậm chí một trăm hộ cùng nhau giảm đàn cũng không bằng một công ty tăng đàn.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi heo Đồng Nai cho biết: Thực tế hiện nay cho thấy người nông dân đã không còn tăng đàn một cách vô tội vạ nữa mà phải xem xét lại các công ty chăn nuôi hiện nay họ tăng đàn với số lượng lớn. Một trăm người chăn nuôi tăng đàn không bằng một công ty tăng đàn.

Cũng theo lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi heo Đồng Nai cần phản xem xét lại lượng heo của các công ty đang có để có quy hoạch rõ ràng, cụ thể từ đó cân bằng cung cầu.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, 2 năm qua ngành chăn nuôi Việt Nam tăng trưởng tốt, song chủ yếu là nhờ vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp FDI. Dù giá heo hơi có xuống thấp doanh nghiệp DFI không lỗ nhiều, họ có chuỗi sản xuất khép kín từ đầu vào đến đầu ra.

Với giá lợn hơi như hiện nay, nhiều người lo ngại, nếu tình hình không được cải thiện thì chỉ cần vài tháng nữa, các hộ nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ “chết” hoặc chuyển sang chăn nuôi thuê cho các doanh nghiệp FDI, hay nói cách khác, ngành chăn nuôi trong nước phần lớn rơi vào tay của các doanh nghiệp FDI. Điển hình như công ty CP, ban đầu chỉ đầu tư cám, sau đó mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, gà và đến thời điểm hiện nay thì nhà nhà, người người đầu tư trang trại chăn nuôi thuê cho doanh nghiệp FDI này. 

Theo ĐỨC THỊNH/ DÂN VIỆT

Các tin khác