Nông dân phải thấy được lợi ích từ sản xuất hữu cơ
Giá thành cao đang là một trong những trở ngại lớn với sản xuất hữu cơ. Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh, sản xuất hữu cơ nhìn chung đang có chi phí cao hơn so với sản xuất thông thường. Chẳng hạn, trong công tác phòng trừ dịch hại, những loại thuốc bảo vệ thực vật gốc sinh học thường có phổ tác dụng hẹp và chỉ tiêu diệt được một vài loại sinh vật gây hại, không diệt được nhiều sâu bệnh, dịch hại như thuốc hóa học. Thời gian thuốc bảo vệ thực vật sinh học có thể lưu ở trên cây lại ngắn hơn so với thuốc hóa học. Do đó, nếu sử dụng thuốc hóa học, nông dân có thể chỉ phun một loại thuốc rồi 10 hay 20 ngày sau mới phun lại. Còn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, nông dân phải phun 2 - 3 loại cùng lúc. Thời gian để phun lại thuốc bảo vệ thực vật sinh học cũng ngắn hơn. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, nông dân phải theo sát đồng ruộng, phải biết chính xác cây trồng đang bị đối tượng nào gây hại chính để sử dụng đúng liều lượng và đúng thời điểm nhằm có hiệu quả tốt nhất. Những yếu tố trên rõ ràng đang làm cho giá thành sản xuất khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học bị đội lên cao hơn. Chinh vì vậy, dù biết rằng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học sẽ an toàn hơn với con người và môi trường so với thuốc hóa học nhưng nông dân vẫn đang phải cân nhắc tới bài toán kinh tế nếu muốn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ nhìn chung năng suất không bằng so với phân bón vô cơ, hình thức sản phẩm cũng không bóng bẩy, không đẹp bằng.
Anh Lê Minh Trung, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Minh Trung (huyện Tân Châu, Tây Ninh) chia sẻ, mỗi mùa vụ thường kéo dài, ít nhất là vài tháng. Do đó, nhiều nông dân vẫn đang rất ngại thay đổi thói quen sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Họ sợ rằng nếu đổi phân, thuốc mà lỡ khiến mùa vụ thất bại thì ảnh hưởng tới thu nhập của cả gia đình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân đang ảnh hưởng tới sự lan tỏa về sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Do sản xuất bằng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đang có những hạn chế như trên nên để nông dân yên tâm sản xuất theo hướng hữu cơ, trước hết phải tạo được đầu ra thuận lợi và ổn định cho các sản phẩm này. Ông Nguyễn Đình Xuân cho rằng, nếu thị trường mong muốn và sẵn sàng trả giá tốt cho những sản phẩm hữu cơ thì nông dân sẽ sẵn sàng chuyển sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Từ thực tế đó, ông Xuân cho rằng để phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo hướng hữu cơ cần phải có sự tác dộng từ nhiều phía. Trước hết, người tiêu dùng hướng tới tiêu dùng thông minh, quan tâm tới sức khỏe bản thân và gia đình để ưu tiên chọn những nông sản, thực phẩm an toàn, có chứng nhận và sẵn sàng trả giá cao để mua được những sản phẩm này. Khi nhu cầu ngày càng tăng lên, nhiều nông dân sẽ mạnh dạn chuyển sang sản xuất hữu cơ. Người kinh doanh các sản phẩm hữu cơ phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên để không có sự nhập nhằng giữa sản phẩm hữu cơ và sản phẩm thông thường, qua đó tạo niềm tin cho người sử dụng. Cuối cùng, phải làm sao để nông dân thu được lợi ích từ việc sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất sạch. Khi ấy, nông dân sẽ nhiệt tình, hăng hái chuyển sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Theo SƠN TRANG - TRẦN TRUNG/ NNVN |
- Giống sắn xua tan nỗi ám ảnh bệnh khảm lá
- Chọn tạo được giống sắn có thể đạt năng suất 60 - 70 tấn/ha
- ản xuất VietGAP, cây ăn quả phục hồi tốt sau mưa lũ, cho năng suất cao
- Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?
- Nuôi vịt, chăm lợn bằng điện thoại thông minh
- Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha
- Các bước sản xuất giống cây có múi sạch bệnh
- Vị thế riêng biệt của vịt bầu Quỳ Châu
- Hài lòng với giống lúa TBR97 ở vùng đất khó
- Chủ động phòng dịch, cung ứng đủ con giống để tái đàn