Con động vật "đoản thọ" này hay gáy râm ran, nuôi thành công ở Vĩnh Long, một nông dân "hưởng lương" 20 triệu
Sở hữu trại nuôi dế Thái vàng, nuôi bò cạp với hơn 30 chuồng nuôi, anh Lê Thanh Tường, nông dân ngụ ấp An Nghiệp, xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) cho thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. Là một nông dân chân đất, ngoài làm vườn, anh Tường còn chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, sau lần chọn dê làm vật nuôi phát triển kinh tế gia đình, nhưng không hiệu quả, năm 2016, anh Tường quyết định từ bỏ dê để chuyển sang nuôi dế. Ban đầu, anh nuôi các loại dế đồng như dế than, dế lửa nhưng thất bại, bởi đàn dế bị tụ huyết trùng chết sạch. Sau những lứa dế thất bại do không nắm vững kinh nghiệm, anh Tường chuyển sang nuôi dế Thái vàng. Kiên trì tự tìm tài liệu học hỏi và áp dụng, với 1 ổ dế giống khoảng 700 gram, anh đã phát triển trại dế trên 80m2, với hơn 30 chuồng nuôi, số lượng xuất bán trên 400kg mỗi tháng. Chuồng trại được anh dựng bằng vách tôn hoặc đóng bằng gỗ quây lưới. "Lúc trước tôi làm chuồng bọc ni long. Tuy nhiên khi phun xịt nước cho dế uống, khiến bề mặt trơn trượt dế không bám được trên bề mặt nên dễ rơi chết. Thế là chuyển sang vách gỗ phù hợp hơn lại dễ hút nước", anh Tường chia sẻ. Nuôi dế cũng nhẹ công chăm sóc, do dế là loài không cần nước nhiều. Mỗi ngày chỉ phun sương chuồng nuôi từ 4-5 lần để dế uống nước đọng lại trên chuồng. Nước cũng được anh Tường trộn thêm men tiêu hóa, dinh dưỡng tự bào chế để dế khỏe mạnh. Do nguồn thức ăn của dế chủ yếu 80% là rau, củ hoàn toàn sạch, không thuốc trừ sâu. Để nguồn thức ăn cho dế được đảm bảo, anh Tường tận dụng nguồn rau, củ, quả, lá cây trồng trong vườn nhà cho ăn như lá khoai mì, mít, lá chuối... Để nuôi dế thành công, từ 10 ngày sau khi dế nở phải hạn chế cho ăn, chủ yếu bổ sung nước. Cung cấp đầy đủ canxi khi dế bắt đầu "lên" cánh. Bởi nếu dế nhiễm bệnh sẽ kéo theo chết đồng loạt. Dế nuôi từ 26-34 ngày có thể xuất bán dế cho chim cảnh, cá ăn cảnh (tùy mùa nóng hay mưa). Dế nuôi từ 45-60 ngày đối với mùa nóng, còn mùa lạnh là 70 ngày là có thể khai thác trứng và xuất bán dế thương phẩm.
Để dế sinh sản, chuồng nuôi được anh đặt khay, bên trong lót sơ dừa với độ ẩm nhất định, tạo điều kiện thích hợp nhất để dế làm tổ trứng. Hiện giá dế đã sơ chế, cấp đông để bán thương phẩm từ 90.000-100.000 đồng/kg, dế bán cho chim cảnh, cá ăn cảnh dao động từ 70.000-90.000 đồng/kg. Nhờ đó mỗi tháng anh Tường có thu nhập hơn 20 triệu đồng từ mô hình nuôi con dế. Thị trường xuất bán dế thương phẩm số lượng lớn của anh Tường chủ yếu ở các tỉnh, thành miền Trung và miền Bắc. Ngoài nuôi dế, anh Tường còn nuôi 1 chuồng bò cạp giống bố mẹ trên 50 con bò cạp để bán giống. Giá bán con bò cạp có nọc độc này từ 35.000 đồng/con. Sắp tới anh sẽ tiến hành nhân đàn để bán bò cạp giống với số lượng lớn. Hiện anh Tường còn đứng ra bao tiêu thu mua con dế thương phẩm từ bà con địa phương. Nguồn trứng dế chất lượng được anh cung cấp cho bà con và thu mua khi dế đủ tiêu chuẩn xuất bán. Nhờ đó giúp cho nhiều bà con trong xã có thu nhập ổn định. Theo NGUYỄN TRINH/ BÁO CẦN THƠ |
'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
Nuôi ong tạo hương vị mật theo mùa hoa
Heo hương-lợn hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, còn làm cả du lịch sinh thái?
Bỏ phố "về rừng", trai Hòa Bình nuôi con đặc sản xưa là động vật hoang dã, đếm vội chả xuể, giàu hẳn lên
Ai ngờ đất Cà Mau lại trồng được thứ "hoa quý tộc" đẹp phát hờn, bán 1 triệu/chậu vẫn có người "khuân" đi
Phát hiện 3 loài gà rừng, thêm vô số động vật hoang dã quý hiếm tại một khu rừng Ninh Thuận
Một giống ổi mới xuất hiện ở Sóc Trăng, ruột màu đỏ đậm, ăn giòn, ngọt lại ít hạt, năng suất cực "khủng"
Đây là con vật nuôi đặc sản to bự, nông dân Cà Mau nuôi thành công, trước tết, sau tết tăng giá tốt
Mang công nghệ hiện đại đến với người nuôi tôm
Làm nghề "ăn cơm đứng", giám đốc hợp tác xã ở Gia Lai vẫn ung dung thu tiền tỷ, tạo việc làm cho 200 người