Nuôi ong tạo hương vị mật theo mùa hoa
Đam mê nuôi ong mật từ nhỏ Với niềm đam mê loài ong, anh Nguyễn Kim Trọng ở phường Trà Nóc (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đã khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi ong Ý lấy mật. Đến nay, anh sở hữu hơn 100 thùng ong. Dù còn rất trẻ, anh Trọng đã mạnh dạn tiên phong xây dựng và phát triển mô hình kinh tế nuôi ong lấy mật, làm giàu cho bản thân và mở ra hướng khởi nghiệp cho người trẻ địa phương.
Vốn đam mê nuôi ong mật từ nhỏ và muốn tận dụng thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập, năm 2021, anh Trọng bắt đầu thực hiện mô hình nuôi ong lấy mật. Ban đầu, anh chủ yếu bắt những ổ ong mật ngoài tự nhiên về thuần hóa và nuôi trong vườn nhà, nhân đàn được 6 thùng ong. Tuy nhiên, lượng mật thu được rất thấp và mất thời gian thuần hóa. Đầu năm 2022, thông qua báo đài, anh biết đến mô hình nuôi ong Ý. Thấy giống ong này cho năng suất mật cao, dễ nuôi, anh nhập 5 thùng ong Ý về nuôi với giá gần 2 triệu đồng/thùng. Ban đầu, anh gặp khó khăn do ong Ý thường bị ký sinh trùng tấn công làm hao hụt đàn. Sau khi tìm hiểu thêm kỹ thuật từ các hộ nuôi khác, anh dùng cách xông tinh dầu để diệt các loài ký sinh có hại đến đàn ong. Kỹ thuật nuôi ong do anh Trọng tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi và thường xuyên ra vườn theo dõi, quan sát để hiểu rõ tập tính của ong. Từ 5 thùng ong ban đầu, đến nay anh đã nhân đàn lên đến hơn 100 thùng. Hiện vườn nhà anh đặt hơn 30 thùng ong, số còn lại anh gửi tại vườn của người thân tại các huyện Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai (TP Cần Thơ) và ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) để ong hút nhiều loại mật hoa khác nhau.
Chia sẻ bí quyết thành công với nghề nuôi ong, anh Trọng cho biết người nuôi cần hiểu rõ tập tính sống, thời tiết, địa lý, mùa hoa. Thùng nuôi ong được đóng bằng gỗ, bên trong có khoảng 8 - 10 kèo ong. Mỗi thùng đều có ong chúa sinh sản tạo đàn, ong thợ đi hút mật và ong đực để giao phối. Trong một năm, ong cho mật suốt những tháng mùa khô. Vào mùa mưa, ong đói mật do không có nguồn hoa, nếu cung cấp thiếu thức ăn đàn ong sẽ bỏ tổ. Để khắc phục, anh cung cấp nước đường để đàn ong duy trì số lượng. Ngoài ra vào mùa mưa, anh còn tái tạo đàn mới bằng cách tạo ong chúa mới thay cho ong chúa cũ ở mỗi thùng ong. Ong thường bay đi tìm thức ăn trong bán kính khoảng 3 - 5km. Vì vậy nếu nuôi số lượng đàn ít có thể duy trì nuôi tại vườn nhà. Nếu nuôi số lượng lớn, bắt buộc phải tìm gửi tại những khu vực trồng nhiều cây ăn trái, cây tràm… để ong đủ lượng hút mật hoa của các loại cây. Tạo hương vị mật ong theo mùa Theo anh Trọng, nuôi ong tuy dễ, dịch bệnh có thể ngừa, trị được nhưng nếu ong dính thuốc BVTV thì rất khó lường, có thể làm ong chết hàng loạt. Khi ong chẳng may dính thuốc nặng thì không bay được về tổ. Còn nếu dính nhẹ thuốc BVTV, ong vẫn bay về tổ nhưng không vào bởi tập tính bảo vệ đàn rất cao. Khi đó, có thể vắt nước chanh để ong hút giải độc.
Ong đi theo mùa hoa nhãn, hoa dừa, tràm vàng, ổi, chôm chôm… Vì vậy để có hương vị mật ong theo mùa hoa, anh Trọng gửi nhờ các thùng ong nuôi tại vườn cam ở Trà Vinh hay khu vực vườn tràm ở Hậu Giang. Hiện mật ong của anh có 4 hương vị khác nhau gồm mật ong hoa dừa, hoa tràm, chôm chôm, nhãn. Nhìn màu có thể đoán được mật: Mật dừa màu sậm, thanh, béo; mật tràm có mùi đường khét của bông tràm, ngọt hậu; mật chôm chôm ngọt thanh, mùi thoang thoảng hoa chiếu thủy; mật nhãn có vị ngọt lịm nên được khách hàng ưa chuộng. Trung bình mỗi tháng, một thùng ong cho thu hoạch 3 lần, mỗi lần thu được trên 3 lít mật. Giá bán lẻ khoảng 300.000 đồng/lít. Nhờ đó, mỗi thùng ong cho thu nhập khoảng 2,7 triệu đồng/tháng. Theo LÊ HOÀNG VŨ/ NNVN |
'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
Heo hương-lợn hương là giống lợn gì mà nông dân Tây Ninh nuôi thành công, còn làm cả du lịch sinh thái?
Bỏ phố "về rừng", trai Hòa Bình nuôi con đặc sản xưa là động vật hoang dã, đếm vội chả xuể, giàu hẳn lên
Ai ngờ đất Cà Mau lại trồng được thứ "hoa quý tộc" đẹp phát hờn, bán 1 triệu/chậu vẫn có người "khuân" đi
Phát hiện 3 loài gà rừng, thêm vô số động vật hoang dã quý hiếm tại một khu rừng Ninh Thuận
Một giống ổi mới xuất hiện ở Sóc Trăng, ruột màu đỏ đậm, ăn giòn, ngọt lại ít hạt, năng suất cực "khủng"
Đây là con vật nuôi đặc sản to bự, nông dân Cà Mau nuôi thành công, trước tết, sau tết tăng giá tốt
Mang công nghệ hiện đại đến với người nuôi tôm
Làm nghề "ăn cơm đứng", giám đốc hợp tác xã ở Gia Lai vẫn ung dung thu tiền tỷ, tạo việc làm cho 200 người
Trồng thứ cây ra loại quả giàu VitaminC bán Tết, nông dân một huyện ở Bắc Giang thu về 1.000 tỷ đồng