Giống cây lạ xuất xứ từ Philippines, trồng thành công ở Sóc Trăng ra quả đặc sản
Giống cây ăn trái đặc sản xuất xứ từ Philippines Cây hồng nhung trồng ở một số địa phương thuộc miền Tây thực ra là cây thị lông hay còn gọi là cây đào hồng nhung. Cây hồng nhung (cây thị lông) không phải là cây bản địa của Việt Nam. Giống cây có nguồn gốc từ Philippines. Sau đó, cây hồng nhung được du nhập và trồng rộng rãi ở nhiều nước châu Á, Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam. Rất khó xác định chính xác thời điểm giống cây hồng nhung được di thực và trồng thành công ở Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tế là ở một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, đặc biệt là tại tỉnh Sóc Trăng đang tồn tại những cây hồng nhung cổ thụ. Tại đây còn những cây cổ thụ là cây hồng nhung hàng trăm năm tuổi, được ghi nhận ở một số địa phương. Điều này cho thấy, cây hồng nhung đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu.
Cận cảnh một quả hồng nhung, trái cây đặc sản Sóc Trăng trồng ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Cây hồng nhung này có xuất xứ từ đất nước Philippines. Ảnh: Huỳnh Xây. Cây hồng nhung có tên khoa học là: Diospyros Philippensis, thuộc họ Thị (Ebenaceae). Thân cây hồng nhung là dạng thân gỗ lớn, sống lâu năm, có thể cao đến hàng chục mét, cây tán rộng. Lá cây hồng nhung có hình dạng giống lá mận nhưng nhỏ và dài hơn. Lá hồng nhung khi còn non có màu hồng trước khi chuyển sang màu xanh. Hồng nhung ra ra hoa quanh năm. hoa nở rộ trong khoảng 10-15 ngày. Quả hồng nhung có hình trứng tròn, vỏ có lớp lông nhung bao phủ màu đỏ nâu khi chín. Thịt quả hồng nhung mềm, có mùi thơm dịu, có vị ngọt thanh. Cần lưu ý, có hai loại quả hồng nhung là quả có hạt và quả không có hạt. Mùa trái hồng nhung chín rộ ở miền Tây thường từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Hiện nay, cây hồng nhung được trồng ở nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đặc biệt, loại giống cây lạ này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Vùng đất nổi tiếng nhất trồng cây hồng nhung là ở tỉnh Sóc Trăng, nơi cây trở thành một loại cây ăn trái đặc sản Sóc Trăng có giá trị kinh tế cao. Quả hồng nhung-đặc sản Sóc Trăng ít người biết Cây hồng nhung được trồng nhiều nhất ở huyện Châu Thành của tỉnh Sóc Trăng. Đặc biệt, xã Phú Tân thuộc huyện Châu Thành được xem là "thủ phủ" trồng cây hồng nhung ở tỉnh Sóc Trăng. Nơi đây có nhiều hộ dân trồng cây hồng nhung với diện tích lớn, mang lại nguồn thu nhập tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy cây hồng nhung ở một số địa phương khác trong tỉnh Sóc Trăng, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở huyện Châu Thành. Cây hồng nhung ở miền Tây thường bắt đầu cho quả sau khoảng 3-4 năm trồng, tùy thuộc vào một số yếu tố. Nếu điều kiện thổ nhưỡng là đất đai màu mỡ, tơi xốp sẽ giúp cây hồng nhung phát triển tốt và cho quả sớm hơn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số cây hồng nhung không cho trái hoặc chỉ ra hoa mà không đậu trái, theo dân gian thường là do cây đực. Mùa trái rộ của cây hồng nhung ở miền Tây thường rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 11 âm lịch hàng năm. Mặc dù không phải là cây bản địa, cây hồng nhung đã thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam và trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp và văn hóa ẩm thực của khu vực này. Theo Báo điện tử Dân Việt, những năm gần đây, một số nông dân người Khmer ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã chuyển sang trồng cây hồng nhung cho thu nhập cao. Nhiều năm trước, ở xã Phú Tân của huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), cây hồng nhung được trồng nhiều trong chùa Khmer. Hiện nay, cây hồng nhung đã được người dân dần nhân rộng ra. Có gia đình trồng vài cây trước nhà vừa làm bóng mát vừa có ai trái để ăn. Có hộ nông dân lại trồng hồng nhung để kinh doanh với số lượng lớn. Theo đó, mỗi cây hồng nhung (dân địa phương còn gọi là đào hồng nhung) cho thu 50-100kg quả, mỗi cây hồng nhung đem lại giá trị 2,5-5 triệu đồng cho bà con nông dân Khmer. Thu nhập của người dân đến từ việc bán cây giống và bán quả. Cây hồng nhung giống có giá bán thấp nhất là 30.000 đồng/cây, cao nhất đến hàng trăm nghìn/cây tùy theo loại cây lớn hay cây nhỏ. Về giá bán trái hồng nhung cũng tùy trái lớn, trái nhỏ, giá thị trường đến người tiêu dùng thường từ 50.000 - 70.000 đồng/kg. Quả hồng nhung chín có mùi thơm dịu, thoang thoảng, có người cảm nhận mùi quả hồng nhung này giống mùi trái mãng cầu xiêm chín nhẹ. Thịt quả hồng nhung mềm, dẻo, có vị ngọt thanh hấp dẫn, đôi khi có lẫn một chút chát nhẹ ở cuống hoặc gần vỏ, tương tự như vị của quả hồng giòn Đà Lạt. Khi ăn, thịt quả hồng nhung mềm mại tan trong miệng, mang lại cảm giác ngọt dịu, không quá gắt. Nông dân người dân tộc Khmer ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng có thu nhập ổn định từ việc trồng cây hồng nhung bán quả, bán cây giống. Ảnh: Huỳnh Xây. Mặc dù trái hồng nhung là quả ngon, đặc sản Sóc Trăng, tuy nhiên cần ưu ý khi ăn. Do vỏ quả hồng nhung có lớp lông nhung mịn, có thể gây ngứa nên cần chà sạch lớp lông trước khi ăn. Nên gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài quả hồng nhung; có thể ăn trái hồng nhung trực tiếp khi quả chín tới hoặc ướp lạnh để tăng thêm cảm giác tươi mát. Cũng theo tác giả Huỳnh Xây của báo điện tử Dân Việt, trước đây, cây hồng nhung được nhiều người biết đến khi tham quan chùa Bốn Mặt (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Chùa Prés on Prés Buôl Prés Phék hay còn được gọi là chùa Bốn Mặt, tọa lạc tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 7km theo hướng Quốc lộ 1A đến ngã 3 An Trạch, rẽ phải đi về huyện Kế Sách. Theo một số tư liệu lưu lại, ngôi chùa độc đáo này được xây dựng vào năm 1537, có diện tích 65.000m2 và chùa được xây dựng theo kiểu kiến trúc Phật giáo nguyên thủy. Chùa Bốn Mặt có tuổi đời gần 500 năm, khuôn viên rợp bóng với hơn 100 cây hồng nhung. Tại ngôi chùa cổ này, trong số hơn 100 cây cổ thụ là cây hồng nhung thì cây ít nhất cũng hơn chục năm tuổi, cây cổ thụ nhất cũng hơn 100 năm tuổi. Theo nhiều nguồn tư liệu ở một số địa phương miền Tây Nam bộ, những cây hồng nhung cổ thụ có tuổi đời trên 100 năm ở tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Sóc Trăng. Điều này cho thấy giống cây lạ này đã có mặt ở Việt Nam ít nhất từ cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20. Theo ĐÔNG HOÀNG/ DÂN VIỆT |
Nuôi con đặc sản bình dân dày đặc ở Hà Tĩnh, bắt cuốn chiếu, bán quanh năm, anh Đài Loan phát tài
Nuôi con động vật hoang dã, ông nông dân Ninh Bình ngồi đút cháo cá cho ăn, bán làm con đặc sản, 1,9 triệu/kg
Chưa từng thấy, loại quả ngoài xơ cứng trong nước thơm, cơm ngon lành này đang tăng giá kỷ lục ở Trà Vinh
Nuôi một loài cá nguồn gốc Đài Loan, cực mắn đẻ, thịt thơm, nông dân ĐBSCL giàu lên nhờ liên kết với doanh nghiệp
Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười
Cây quế giúp bà con dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu
Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch
Kiếm 10 triệu đồng mỗi tháng từ nuôi cheo cheo
Nuôi chim sách Đỏ y như nuôi gà ta ở một nơi của Hải Dương, bán 3,5 triệu/con
Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng