Độc đáo giống nhãn '2 trong 1' ở miền Tây
Người lai tạo ra giống nhãn mang tên Thanh Sơn độc đáo ở miền Tây là ông Nguyễn Thanh Sơn (56 tuổi, ngụ xã Chợ Lách, Vĩnh Long - trước đây là H.Chợ Lách, Bến Tre). Giống nhãn Thanh Sơn là kết quả của hơn 8 năm ông Sơn chọn lọc và trồng khảo nghiệm từ một cây nhãn long đột biến trong vườn nhà. Ưu điểm của nhãn Thanh Sơn là hạt lép hoàn toàn không phôi, cơm dày, ráo, vàng ươm, thơm ngon. Đáng chú ý, giống này cho 2 vụ trái tự nhiên mỗi năm, không nhiễm bệnh chổi rồng, ít sâu bệnh, rất thuận lợi canh tác lâu dài và bền vững.
"Nhãn long thông thường có hạt rất to, cơm mỏng và nhiều nước, chỉ có rất ít hạt tiêu. Còn giống nhãn tôi chọn lọc hầu như tất cả đều cho trái có hạt lép, phần cơm dày, thơm ngon. Hiện chưa có giống nhãn nào trên thị trường có hạt lép hoàn toàn không phôi như vậy. Nhờ đó, nhãn dễ bảo quản, thuận tiện cho sơ chế, sấy dẻo, sấy khô, đóng hộp và xuất khẩu", ông Sơn chia sẻ. Bên cạnh chất lượng trái vượt trội, giống nhãn Thanh Sơn còn có khả năng thích nghi cao, dễ trồng ở nhiều vùng đất khác nhau như Tây Ninh, Nha Trang… thậm chí còn cho trái to, năng suất cao hơn.
Với thân cây thấp, tán gọn, giống nhãn này phù hợp trồng trong chậu làm kiểng, hoặc trồng nhà lưới, có thể cho trái sớm chỉ sau hơn 18 tháng. Người trồng có thể xử lý ra hoa trái vụ hoặc canh tác mật độ dày, điều hiếm gặp ở các giống nhãn truyền thống. Theo ông Sơn, sau 18 tháng trồng, có thể cho thu hoạch khoảng 30 kg/cây và khoảng 50 kg/cây khi đạt 5 năm tuổi. Hiện tại, hơn 100 cây giống trồng thử nghiệm trong gần 2 năm đã bắt đầu cho trái ổn định, năng suất từ 20 - 25 tấn/ha.
Không chỉ là giống cây trồng mới đầy triển vọng, nhãn Thanh Sơn còn được kỳ vọng góp phần phát triển du lịch sinh thái miệt vườn. Với khả năng trồng chậu, kết hợp nhà lưới, vườn kiểng, du khách có thể tham quan, trải nghiệm hái và thưởng thức trái cây tại chỗ, mở ra mô hình kinh tế kết hợp nông nghiệp du lịch ngày càng được ưa chuộng. Hiện, giống nhãn Thanh Sơn đã được cấp giấy chứng nhận cây đầu dòng. Ông Sơn đang nhân giống quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Không chỉ thành công với giống nhãn, ông Sơn còn là tác giả của nhiều giống cây ăn trái tiêu biểu khác đã được công nhận cây đầu dòng, gồm: xoài tứ quý, xoài Thanh Sơn, mít nghệ Thanh Sơn, bơ Thanh Sơn. Trong đó, bơ Thanh Sơn được nông dân đánh giá rất cao nhờ khả năng thích nghi với đất phù sa ngọt, đất phèn, cho trái ngon và năng suất ổn định. Giống mít Thanh Sơn cũng gây ấn tượng với trái lớn (15 - 20 kg, có trái hơn 30 kg), cơm dày, màu vàng cam bắt mắt, vị ngọt đậm đà. Với tư duy chọn tạo giống gắn liền thực tiễn sản xuất, ông Nguyễn Thanh Sơn đang góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp miền Tây theo hướng hiệu quả, bền vững. Theo DUY TÂN / THANH NIÊN |
Nuôi con đặc sản bình dân ngồi dày đặc trong màn lưới, ông nông dân Hải Phòng hễ bán là có của ăn của
Ở Tiền Giang cũ có một nơi hễ mưa rào trút nước là cá đồng kéo đi hàng đàn, cá rô đồng như một bầy rắn “lắn quắn"
Thành công với mô hình nuôi chim công cảnh và cơ duyên với số 5
Chủ động bảo vệ lúa thu đông trước thời tiết bất lợi
Một chị nông dân ở tỉnh Khánh Hòa mới trồng giống cây ở xứ nóng, vườn đẹp bao la, thu tiền tỷ
Nuôi, trồng lung tung đủ thứ cây, con, ông nông dân ở tỉnh Quảng Trị mới biến đồi hoang thành trang trại tiền tỷ
Nuôi thành công chồn hương, bán làm con đặc sản, một ông nông dân Long An giàu hẳn lên
Hiện đại hóa vườn ươm bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ
'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh
Mận xanh đường 'hồi sinh', nhà vườn miền Tây thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm