Loại rau được mệnh danh là "rau vua" của mùa hè không ngờ là vị thuốc nhuận tràng, vứt đâu cũng lên tua tủa

Công dụng của rau mồng tơi

Theo thông tin trên chuyên trang của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec, rau mồng tơi có 2 loại dây trắng và tía, tuy nhiên, loại tía được đánh giá là tốt hơn. Đây là một loại thực vật thân leo, có hoa, thân mọng nước, bên ngoài vỏ màu xanh thẫm hoặc tía, trong thân chứa nhiều chất nhớt, lá mồng tơi màu xanh, dày. Hoa mọc xen ở các kẽ lá, có màu trắng hoặc tím đỏ, quả mồng tơi hình cầu, mọng nước, rễ chùm và ăn sâu vào lòng đất.

Cây mồng tơi được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi để làm thực phẩm và cung cấp dược liệu chữa bệnh. Toàn cây mồng tơi đều có thể dùng dùng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền.

Rau mồng tơi là loại rau giàu vitamin A, vitamin B9 (acid folic), vitamin C, calci, magie, sắt và một vài chất chống oxy hóa, chất saponin, một số acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin, tryptophan...

Được mệnh danh là loại rau vua của mùa hè, rau mồng tơi còn được xếp vào nhóm các cây thuốc, vị thuốc nhuận tràng. Ảnh: BHX.

Đáng chú ý, vitamin C trong lá mồng tơi cao gấp 3 lần rau cải, vitamin A cao gấp 1,5 lần rau xoăn (kale). Một số nhà nghiên cứu đã báo cáo hoạt tính kháng ung thư, chống ôxy hóa và chống viêm trên thực nghiệm của rau mồng tơi do có chất beta sitosterol.

Rau mồng tơi được xếp vào chương Các cây thuốc và vị thuốc nhuận tràng và tẩy trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của tác giả Đỗ Tất Lợi. Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua.

Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.

Nếu sau sinh ít sữa, các bà mẹ có thể ăn rau mồng tơi để tăng cường lượng sữa về. Nguyên nhân là do trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, sắt nên tốt cho thai phụ...

Sử dụng rau mồng tơi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc và cải thiện chứng táo bón.

Lá mồng tơi có tác dụng dưỡng da, lưu thông khí huyết và giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Nước cốt từ rau mồng tơi có thể trị vết bỏng, bên cạnh đó, hầm mồng tơi với chân giò để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Rau mồng tơi còn giúp nam giới hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý, mộng tinh. Hàm lượng canxi trong mồng tơi rất cao nên có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.

Loại rau được mệnh danh là "rau vua" của mùa hè không ngờ là vị thuốc nhuận tràng, vứt đâu cũng lên tua tủa - Ảnh 2.
Rau mồng tơi cũng rất dễ trồng. Ảnh: T.L

Rau mồng tơi chứa nhiều sắc tố carotenoid chống oxy hóa, những chất chống oxy hóa này có tác dụng trung hòa những gốc tự do nguy hại nên có thể phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, rau mồng tơi rất giàu vitamin A, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng, đặc biệt là phòng chống đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.

Một số lưu ý khi ăn rau mồng tơi
Theo các chuyên gia, dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng, chỉ cần nửa chén rau mồng tơi sau khi nấu chín đã cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần. Thế nhưng, bạn không nên lạm dụng.

Những người đang bị tiêu chảy cũng không nên ăn mồng tơi. Vì người ta thường dùng rau mùng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón do mùng tơi có tính hàn lại nhuận tràng.

Cách trồng rau mồng tơi

Là loại rau mùa hè, mồng tơi rất dễ trồng. Bạn chọn phần đất có thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha với độ pH từ 6.0 đến 6.7 và sau đó cho từ từ vào thùng xốp và xới đều đất. Đồng thời, bạn cần tưới ẩm đất trước khi gieo hạt.

Chọn những cây giống khỏe, xanh tươi và không bị sâu bệnh. Sau đó, đào hố và trồng cây con trực tiếp vào đất đã chuẩn bị với khoảng cách 20cm x 20cm/cây. T

Vào mùa nắng cần tưới khoảng 2 lần/ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho cây, còn mùa mưa thì hạn chế tưới nước vì tránh gây hiện tượng ngập úng.

Có thể sử dụng phân hữu cơ trộn với phân lân và bón theo luống. Và trước khi thu hoạch từ 7 - 10 ngày thì không nên bón phân để lượng nitrat trong mồng tơi không quá cao.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra cây để bắt những loại sâu tơ, sâu xanh và ngắt bỏ những lá vàng, lá úng.

Những cây mồng tơi được trồng tươi tốt, khỏe mạnh với một màu xanh mướt. Sau khoảng 10 ngày thì bạn đã có thể thu hoạch được rau mồng tơi.

Theo DÂN VIỆT 

Các tin khác