Giống lúa lai KCR06-1 thách thức trước biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL
Thách thức biến đổi khí hậu Trong những năm gần đây, nông dân vùng lúa tôm của bán đảo Cà Mau phải đối mặt với những thách thức nặng nề do biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giữa những khó khăn, niềm vui trúng lúa, trúng giá là nguồn động viên mạnh mẽ cho họ. Việc trúng lúa không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn thể hiện sự thích nghi của nông dân trước những biến đổi khí hậu khó lường. Bằng cách áp dụng phương pháp canh tác hiện đại và sử dụng công nghệ tiên tiến, họ đã tối ưu hóa sản xuất, từ đó giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với mùa vụ. Một phần quan trọng khác là việc trúng giá, nơi mà nông dân thực sự cảm nhận được giá trị công sức của mình làm ra. Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và sự hợp tác chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh đã giúp nâng cao giá trị thị trường cho sản phẩm nông nghiệp, giúp nông dân có thu nhập công bằng và khích lệ họ duy trì canh tác bền vững. Tuy nhiên, những thành công này không phải điều dễ dàng. Nông dân vẫn phải đối mặt với biến đổi khí hậu, những cơn bão, hạn hán, thậm chí là sự thay đổi đột ngột trong thời tiết. Để vượt qua, sự đổi mới trong kỹ thuật canh tác và đầu tư vào nghiên cứu khoa học là yếu tố quyết định.
Giống lúa lai KCR06-1 thích ứng hiệu quả Trước những thách thức do biến đổi khí hậu, niềm vui nảy mầm từ việc lai tạo thành công giống lúa mới đã mang lại hy vọng lớn cho nông dân vùng đất tôm lúa. Việc phát triển giống lúa lai có khả năng thích ứng với điều kiện vùng đất tôm lúa đang là một bước tiến quan trọng. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc tạo ra những giống lúa có khả năng chịu hạn, chống sâu bệnh, ngắn ngày và đặc biệt là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp nông dân giảm bớt rủi ro sản xuất. Sự linh hoạt của giống lúa lai không chỉ giúp ổn định sản lượng mà còn giảm thiểu sự phụ thuộc vào các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hóa học, đồng thời giảm lượng nước cần thiết trong quá trình canh tác. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực đối mặt với biến đổi khí hậu mà còn tạo ra một hệ sinh thái canh tác bền vững. Nói đến lúa lai, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến năng suất cao nhưng chất lượng gạo trung bình. Nhưng ít ai ngờ đến, có một thương hiệu giống lúa lai đến từ Công ty Cổ phần Giống Cây Trồng Miền Nam (SSC), thành viên trong Tập đoàn VINASEED, không chỉ cho năng suất cao, chống chịu phèn mặn xuất sắc mà còn có chất lượng cơm gạo rất thơm ngon, một giống lúa có thể gọi là bước đột phá trong công nghệ lai tạo giống: Đó chính là “Giống lúa lai KCR06-1”.
Theo ghi nhận của PV NNVN qua các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình (tỉnh Cà Mau), An Minh, An Biên, U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) và huyện Hồng Dân, huyện Phước Long của tỉnh Bạc Liêu, đâu đâu cũng nghe nông dân canh tác lúa lai trong vùng tôm lúa cười nói rôm rả, ai nấy toát lên vẻ vui tươi vì có chung 1 điểm: Giống lúa lai KCR06-1 của SSC vụ này êm lắm. Giống lúa lai KCR06-1 được thương lái đánh giá rất tốt, tất cả các ruộng canh tác đã được đặt cọc với giá cao. Chúng tôi dừng chân tại cánh đồng lúa của anh Danh Tô Nit (ấp Kos Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu), anh chia sẻ: “Khi trồng giống lúa lai KCR06-1 tôi nhận thấy đây là giống thích nghi với khu vực canh tác lúa tôm, vì cây con sinh trưởng rất tốt, đẻ nhánh rất khỏe, cứng cây, chịu phèn mặn tốt, chỉ cần dùng ít giống từ 3,0-3,5 kg/công mà năng suất lại cao và ổn định. Lái họ cọc hết trơn rồi, có bao nhiêu mua hết, giá cao lắm. Tụi tui mừng rơn, vụ tới tôi sẽ vận động bà con lối xóm, anh em trong gia đình tiếp tục trồng KCR06-1”. Theo anh Nít, hiện nay giống lúa lai KCR06-1 được bao tiêu hơn 500ha và được mua với giá cao tương đương phân khúc gạo chất lượng cao, thấy được hiệu quả thực tế nhiều hộ đăng ký vụ sau sẽ xuống giống, ước tính đến nay đã có khoảng 1.000ha, với khoảng 900 hộ tham gia.
Ông Đinh Văn Hiển, 70 tuổi (ngụ ấp Chòm Cao, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân) chia sẻ: “Từ khi giống lúa KCR06-1 về vùng đất này nông dân vô cùng phấn khởi. Qua quan sát tôi thấy giống lúa cho bông dài, sáng hạt, hạt chắc thơm mùi sữa, giống lúa thích nghi tốt, ít nhiễm bệnh, so với các giống lúa trước đây, chi phí sản xuất giống lúa này chỉ tốn bằng 70 - 80%. Điều quan trọng nữa là giống lúa KCR06-1 ăn rất ngon, thơm, dẻo...”. Bà Bạch Thị Vững, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed Group) tác giả của giống lúa lai F1 KCR06-1 và cũng là tác giả của các giống lúa nổi tiếng trước đó giống lúa thuần Đài Thơm 8, lúa lai F1 HR182, chia sẻ: “Trước đây, khi nói đến giống lúa lai bà con chỉ nghĩ ngay đến nâng suất, còn chất lượng cơm gạo thì không ngon, sức chống chịu sâu bệnh rất kém, chủ yếu là những giống lúa lai nhập nội. Sau đó, chúng tôi nhận được đề tài KC06 của Bộ Khoa học Công nghệ là lai tạo ra giống lúa lai thơm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được khảo nghiệm tại ĐBSCL, đó là cơ sở để giống lúa lai KCR06-1 ra đời. Hiện giống lúa này đã có mặt tại các tỉnh khu vực ĐBSCL, đặc biệt phát triển tốt tại vùng đất lúa tôm như: Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu…”. . Theo bà Vững, giống lúa lai KCR06-1, có ưu điểm nổi bật ngoài năng suất nổi trội hơn giống lúa thường từ 15- 20%, thì giống lúa KCR06-1 đạt chất lượng cao, hạt gạo trong, dài, thơm…đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hiện nay đã có mặt tại thị trường Philippin và đang thử nghiệm ở Myanma… Ngoài ra, những đặc tính ưu việt của giống như: Năng suất trung bình 8-9 tấn/ha, thâm canh cao đạt 10-12 tấn/ha. Bên cạnh những đặc tính trên, giống lúa KCR06-1 dễ gieo sạ, sử dụng ít giống vì đẻ nhánh rất khoẻ mà giống lúa thuần khó đáp ứng được, rất phù hợp mô hình sạ cụm đang phổ biến hiện nay. Giảm phát thải Ông Nguyễn Quốc Phong - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam chia sẻ: Để thực hiện thành công đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, ngoài việc áp dụng công nghệ cơ giới hóa, công nghệ số vào sản xuất, quản lý tốt phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, thì yếu tố cực kỳ quan trọng mà SSC rất quan tâm là chọn lựa bộ giống phù hợp với biến đổi khí hậu, ổn định năng suất và chất lượng, giảm phát thải do giảm lượng giống gieo sạ, nhưng đảm bảo yếu tố đầu ra là gạo thơm ngon, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Theo ông Phong, đối với giống lúa lai KCR06-1 giúp nông dân giảm lượng giống gieo sạ, lúa sản xuất theo tiêu chuẩn đạt chất lượng cao, lúa ngắn ngày chịu mặn rất tốt có thể lên đến 4 -5%o.
Ông Trần Văn Na, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bạc Liêu, đánh giá: Giống lúa lai KCR06-1 có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu của nông dân vùng đất tôm lúa, có khả năng chịu hạn và chống sâu bệnh. Ngoài việc giúp nông dân giảm rủi ro sản xuất, mang lại niềm vui và hy vọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở thành thách thức lớn, thì giống lúa này sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm sử dụng hóa chất và nước, đồng thời thúc đẩy phương pháp canh tác bền vững… Giống lúa lai KCR06-1 là giống lúa được công nhận cấp quốc gia năm 2019 trong Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà Nước KC.06/11-15 của Bộ Khoa học & Công nghệ. Chứng kiến người nông dân vui mừng trước những cánh đồng lúa lai KCR06-1 thơm phức, vừa được mùa vừa trúng giá, đã khiến tập thể cán bộ Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam hết sức phấn khởi. Đây chính là động lực to lớn để các nhà khoa học của SSC tiếp tục nghiên cứu phóng thích những giống tốt, mang lại mùa vàng bội thu cho bà con nông dân, xứng đáng với tiêu chí của SSC - Vì cuộc sống của nhà nông. Theo TRỌNG LINH/ NNVN |
- ản xuất VietGAP, cây ăn quả phục hồi tốt sau mưa lũ, cho năng suất cao
- Vì sao chuyên gia khuyến cáo nông dân nên sử dụng hài hòa giữa thuốc BVTV hóa học và sinh học?
- Nuôi vịt, chăm lợn bằng điện thoại thông minh
- Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha
- Nông dân phải thấy được lợi ích từ sản xuất hữu cơ
- Các bước sản xuất giống cây có múi sạch bệnh
- Vị thế riêng biệt của vịt bầu Quỳ Châu
- Hài lòng với giống lúa TBR97 ở vùng đất khó
- Chủ động phòng dịch, cung ứng đủ con giống để tái đàn
- Chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật ưu việt cho người chăn nuôi gà