Nuôi thứ cá đặc sản dày đặc, trồi lên mặt nước đớp mồi, anh nông dân Thái Bình bán 70.000-100.000 đồng/kg

Với một ao nuôi cá rộng hơn 2.000 m2 của gia đình, trước khi nuôi loài cá chạch sụn, ông Trần Văn Thuật, xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) nuôi các loại cá truyền thống.

Mô hình nuôi các loại cá truyền thống của gia đình ông Thuật kéo dài trong nhiều năm, nhưng hiệu quả kinh tế không cao.

Chính vì vậy, cuối năm 2022, ông Trần Văn Thuật chuyển từ nuôi các giống cá truyền thống sang nuôi cá chạch sụn.

Mô hình nuôi các loại cá truyền thống của gia đình ông Thuật kéo dài trong nhiều năm, nhưng hiệu quả kinh tế không cao.

Chính vì vậy, cuối năm 2022, ông Trần Văn Thuật chuyển từ nuôi các giống cá truyền thống sang nuôi cá chạch sụn.

Qua tìm hiểu, ông Trần Văn Thuật nhận thấy cá chạch sụn là loài có thịt thơm ngon, xương mềm, giá trị dinh dưỡng cao.

Đặc biệt, trong khi thị trường các loại cá truyền thống đã trở nên bão hòa từ lâu thì thị trường tiêu thụ cá chạch sụn lại đang mở rộng, nhu cầu về cá chạch sụn thương phẩm tăn mạnh, giá cá chạch sụn ổn định.

Hơn nữa, theo ông Thuật, xã Trọng Quan, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) cá chạch thích ứng với đa dạng môi trường sống, rất dễ nuôi.

Sau khi học hỏi kinh nghiệm nuôi cá chạch từ các cơ sở nuôi cá chạch sụn thành công ở một số tỉnh, đầu tháng 2/2023, ông Trần Văn Thuật mua hơn 40 vạn con cá chạch giống về thả nuôi trên diện tích hơn 2.000 m2.

Sau gần 4 tháng nuôi, tỷ lệ cá chạch sụn sống đạt trên 70%, đã đến kỳ xuất bán.

Lúc này, trọng lượng cá chạch sụn thương phẩm đạt 40-50 con/kg. Giá cá chạch sụn ông Trần Văn Thuật bán ra là 70.000-100.000 đồng/kg.

Sau khi trừ chi phí, gia đình ông Trần Văn Thuật có lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng mỗi năm từ mô hình nuôi cá chạch sụn.

Theo BÙI MINH/ CỔNG TTĐT PTTH THÁI BÌNH 

Các tin khác