Kỹ thuật trồng hoa hồng leo Diễm Loan
Đặc điểm của hoa hồng leo Diễm Loan Không riêng gì hoa hồng leo Diễm Loan không chỉ đẹp – một vẻ đẹp kiêu sa lãng mạn, đầy sức sống mà hoa hồng còn biểu trưng cho nhiều điều: sắc đẹp, tình yêu, hay sự cao cả không biên giới. Hoa hồng leo Diễm Loan có màu hồng phớt, mọc thành từng chùm, cánh kép, bông to. Đường kính bông có thể lên tới 10cm nếu được chăm bón tốt. Hoa có hương thơm đậm mùi quyến rũ, cánh hoa xoắn kép dày với những răng cưa nhỏ ở đầu cánh. Cây cho hoa quanh năm, hoa nở từng chùm từng chùm suốt chu kỳ vô cùng ấn tượng.
Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ trồng hoa hồng leo Diễm Loan Hồng Diễm Loan cũng như các giống hồng ngoại khác cần rất nhiều ánh nắng trực tiếp mới có thể khỏe mạnh và cho nhiều hoa được. Số tiếng ánh nắng trực tiếp cần có là từ 6- 8 tiếng, nơi trồng thoáng gió. Đất trồng hoa hồng leo Diễm Loan Đất trồng cần tơi xốp, thoát nước tốt tránh làm cây bị ngập úng, hư hại rễ. Kỹ thuật trồng hoa hồng leo Diễm Loan từ trong bầu cây Trước hết điều kiện trồng cây hoa hồng leo Diễm Loan cần đảm bảo thoáng gió, nhiều nắng. Sau đó xé bỏ bầu ni lông làm sao cho không bị vỡ bầu đất. Sau đó đào 1 hố trồng rộng hơn bầu rồi đặt bầu cây vào đó. Lấp đất lên kín bầu cây hồng leo, chú ý không nén đất. Sau khi trồng xong cần tưới đẫm nước.
Cách chăm sóc hoa hồng leo Diễm Loan Hoa hồng cần rất nhiều dinh dưỡng nên phải bổ xung thường xuyên cho chúng theo định kỳ một số loại như phân cá, phân NPK, phân hữu cơ (phân gà, phân lợn, phân bò hoai mục..., mùn hữu cơ....). Nên thường xuyên cắt tỉa những cành lá, hoa hư, hỏng để cây cho mầm mới và cho nhiều hoa hơn. Việc theo dõi thường xuyên có thể phát hiện được những mầm bệnh trên cây để kịp thời phòng ngừa chữa trị. Cách phòng bệnh héo cho hoa hồng Bệnh héo trên hoa hồng nói chung hay còn gọi là Verticillium có biểu hiện trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa. Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn, hoa hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong chậu. Nguyên nhân là do nấm Verticillium albo-atrum Berth gây ra lây truyền qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô. Trong các giống hoa hồng thì hồng Tầm Xuân ít khi mắc loại bệnh này. Để phòng tránh bệnh héo có thể khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin... Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn.
Theo An Dương / VietQ |
Tỷ phú Bình Dương là nông dân, một ông đầu tư trại gà giống 28 tỷ, một người thu tiền tỷ từ sầu riêng
Kỹ thuật trồng cây vải không hạt năng suất vượt trội, thu nhập khủng
Vài bước trồng cây vú sữa trong chậu quả sai trĩu cành cả nhà ăn không xuể
Kỹ thuật trồng cây đậu thơm giúp ngôi nhà bạn lúc nào cũng tỏa ngát hương thơm
Trồng hoa cải gió và cách chăm sóc đơn giản cho hoa đẹp ngỡ ngàng
Kỹ thuật trồng hoa hồng bạch cổ mang vẻ đẹp tinh khiết, hương thơm ngào ngạt
Tuyệt chiêu trồng hoa lan hài cho không gian nhà bạn đẹp ấn tượng
Kỹ thuật trồng hoa lan vũ nữ nở quanh năm mang vẻ đẹp mê mẩn
Kỹ thuật trồng và ghép lan đai châu cho vườn nhà rực rỡ sắc hương
Không gian nhà bạn ngập tràn sắc đỏ nhờ trồng cây hoa bướm đỏ