Kỹ thuật trồng hoa hồng bạch cổ mang vẻ đẹp tinh khiết, hương thơm ngào ngạt

Cây hoa hồng bạch cổ còn có tên thường gọi là hoa hồng trắng có tên khoa học chung là Rose sp. Hơn nữa chúng cũng là cây thuộc họ hồng (Rosaceae). Cây hoa hồng có hơn 350 loài hoa khác nhau và phân bố tại hầu hết tất cả mọi nơi, từ vùng nhiệt đới, ôn đới cho đến tận những nơi lạnh lẽo mà có rất ít loài cây có thể sinh sống được.

Cây hoa hồng bạch cổ không chỉ là một giống hoa có mùi thơm nhẹ nhàng quý phái mà hoa hồng bạch còn đặc biệt bởi màu sắc gồm có trắng trong, trắng sữa và màu trắng ngà. Hoa của chúng có mùi thơm quý phái dịu nhẹ được sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo nước hoa.


Kỹ thuật trồng hoa hồng bạch cổ cần chú ý tới đất trồng, điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa

Điều kiện phát triển hoa hồng bạch cổ

Nếu chăm sóc tốt thì cây hoa hồng bạch cổ có thể cho hoa nở quanh năm nhưng phần lớn chủ yếu cây chỉ có thể cho ra hoa vào những tháng mùa thu. Cây hoa hồng bạch cũng là giống cây thích nghi và sinh trưởng tốt trong môi trường ánh sáng ở nhiệt độ thích hợp là từ 23 đến 25 độ C.

Đất trồng hoa hồng bạch cổ

Để hoa hồng bạch cổ phát triển tốt ngoài yếu tố thời tiết, nhiệt độ thì đất trồng cũng cực kỳ quan trọng phải đảm bảo đất tới xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng nhưng cũng phải độ ẩm cao, thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng hoa hồng bạch cổ

Cây hoa hồng bạch cổ là loài hoa có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành, ghép hoặc phương pháp chọn giống từ biến dị chồi và lai hữu tính, cấy nuôi dưỡng các tế bào mô. Với phương pháp giâm cành thì cây thường được áp dụng ở mọi thời điểm trong năm, tuy nhiên để trồng cây phát triển tốt nhất ta nên giâm cây vào mùa mưa như đầu mùa xuân hoặc đầu mùa thu.

Sau khi đã chọn được giống và phương pháp trồng cần đào hố sao cho vừa đủ bầu cây. Khi trồng cần lưu ý đập đất thật tơi xốp, ấn nhẹ để cây hoa đứng vững.

Chăm sóc hoa hồng bạch cổ

Trồng hoa hồng bạch cổ ngoài việc tưới nước thường xuyên thì phải tiến hành nhặt bỏ lá úa tàn, cành tăm hay những cành đã héo úa để loại bỏ những bệnh truyền nhiễm. Hơn nữa ta còn phải thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh đặc trưng như: loại nhện đỏ, loài rệp, bệnh nấm trắng, bệnh đốm đen và bệnh gỉ sắt.

Đặc biệt lưu ý trong quá trình trồng và chăm sóc hoa hồng bạch cổ đó là khi gặp nhiệt độ không tốt cho thích ứng của cây sẽ không thể phát triển cũng như cho ra sản lượng không tốt. Không chỉ có thế, tuy hoa hồng bạch là một giống hồng ưa ẩm nhưng khi mưa nhiều mà không thể thoát nước cho cây thì cây sẽ bị ngập úng và dẫn đến chết cây.

Tác dụng của hoa hồng bạch cổ

Đã từ lâu cây hoa hồng bạch là một loại thuốc dân gian chữa được khá nhiều các loại bệnh khác nhau như: cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, và một số chứng loạn thần kinh chức năng. Ngoài ra hoa hồng còn nổi tiếng là một trong những loại hoa có công dụng làm đẹp cho phụ nữ từ bao đời xưa tới nay.

Hơn nữa, theo y học cổ truyền phương đông, những cánh hoa của hoa hồng bạch có tính ấm, vị ngọt, có thể dùng để làm dược phẩm có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm và tiêu sưng. Nước ép hoa hồng còn có thể là khắc tinh của một số loại bệnh ung thư và làm hạ huyết áp cho những bệnh nhân có tiền sử bị bệnh cao huyết áp. Không chỉ có những tác dụng như trên mà cánh hoa hồng tươi còn có thể khống chế mưng mủ ở các vết thương hay vết bỏng vì cánh hoa có tính sát khuẩn nhẹ. Thậm chí chúng còn có thể làm dịu đi những vết ngứa do dị ứng gây ra.

Theo An Dương/ VietQ 

Các tin khác