Vài bước trồng cây vú sữa trong chậu quả sai trĩu cành cả nhà ăn không xuể

Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino. L, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Cây vú sữa có nguồn gốc ở đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Đây là loại cây trồng lớn nhanh, thân dẻo, tán lá rộng, chiều cao lên tới từ 10 - 15 mét. Quả cây vú sữa to khoảng một nắm tay, da màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng nhạt, ăn rất ngon. Ngoài trồng vú sữa để lấy quả ăn cây vú sữa còn được đưa vào danh mục cây trồng làm cảnh trong khu nhà biệt thự của các thành phố.


Kỹ thuật trồng cây vú sữa trong chậu cần hết sức để ý tới cách chăm sóc, cắt tỉa. Ảnh minh họa

Quả vú sữa hiện trên thị trường bán vẫn rất đắt nên nhiều người không dám mua về cho cả nhà thưởng thức. Chính bởi vậy mà hiện nay rất nhiều người tìm cách tự trồng tại nhà. Tuy nhiên để cây vú sữa sống và cho quả sai trĩu cành thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là một vài bước kỹ thuật trồng cây vú sữa trong chậu cơ bản nhất cho những ai muốn tham khảo.

Điều kiện thích hợp trồng cây vú sữa trong chậu

Cây vú sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-34 độ C. Đặc biệt cây vú sữa chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông.

Đất trồng phù hợp cho cây vú sữa

Trồng cây vú sữa cần lựa chọn đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua. Để có phẩn đất đảm bảo cần mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Để xử lý mầm bệnh cho đất trước khi đem trồng cây vú sữa thì nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày.

Dụng cụ trồng cây vú sữa trong chậu

Để trồng được cây vú sữa trong chậu cần lựa chọn chậu to bởi đây là giống cây phát triển nhanh, to, cao. Chậu cũng cần phải thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng cây vú sữa

Cây vú sữa được trồng bằng cách chiết nhánh hoặc tháp cây. Khi trồng cần khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây giống con khoảng 20 - 25cm, xé bỏ bao nilon, đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây. Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh, sau đó khoảng 3 - 5 ngày tưới 1 lần cho cây.

Chăm sóc cây vú sữa

Khoảng 20 ngày đầu sau khi trồng, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế…. Hàng năm nên tỉa cành để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, tạo cho cây có tán tròn đều. Chú ý tỉa bỏ cành vượt, cành trong tán cây, cành bị sâu bệnh.

Rễ cây Vú Sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải phủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, cỏ khô để giữ ẩm cho đất. Nên phủ cách gốc để tránh sâu bệnh tấn công.

Nên làm cỏ thường xuyên trong các năm đầu để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của sâu bệnh. Đến năm thứ tư trở đi tán cây rộng dần và công làm cỏ sẽ giảm. Để giảm bớt công làm cỏ và tưới nước, trong các năm đầu nên dùng rơm rạ phủ gốc và trồng xen một số cây ngắn ngày khác để tăng nguồn thu nhập.

Hàng năm cần bồi bùn vào mô trồng, nên phơi khô bùn sau khi vét mương rồi sau đó bồi vào mô. Công tác bồi bùn cần tiến hành thường xuyên hàng năm, ngay cả khi cây đã lớn và sau khi định hình mương liếp hoàn chỉnh. Việc vét mương bồi luống vừa có tác dụng cải tạo hệ thống mương tưới tiêu, nâng cao dần mặt luống, vừa có tác dụng cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây Vú Sữa.

Thu hoạch

Trồng cây vú sữa khoang 200 ngày là có thể cho thu hoạch. Lưu ý khi thu hoạch vú sữa phải thật nhẹ nhàng, khéo léo, tránh bị trầy sước. Trong lúc thu hoạch, không để trái trực tiếp xuống đất, nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.

Theo An Dương/ VietQ

Các tin khác