Phòng bệnh xuất huyết mùa xuân bằng phương pháp tổng hợp

Sử dụng vôi bột là một trong những phương pháp phòng bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá trắm đen tại Nông trường Bạch Long. Ảnh: Huy Bình.
Sử dụng vôi bột là một trong những phương pháp phòng bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá trắm đen tại Nông trường Bạch Long. Ảnh: Huy Bình.

Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Nông trường Bạch Long, Bệnh xuất huyết mùa xuân do virus phát triển liên quan nhiều đến thời tiết, khí hậu, môi trường ao nuôi dẫn đến làm giảm hệ thống miễn dịch của cá.

Nuôi cá với mật độ cao hay ký sinh trùng gây tổn thương cũng là điều kiện cho virus gây bệnh xâm nhập. Hiện nay, các biện pháp chữa bệnh chưa có hiệu quả và cần thiết phải áp dụng phòng bệnh cho cá là chính.

Do đó, để phòng chống dịch bệnh xuất huyết mùa xuân nói riêng và các bệnh nguy hiểm khác trên cá trắm đen nói chung, Chi cục Thủy sản Nam Định cũng có nhiều văn bản hướng dẫn bà con các phương pháp phòng trừ dịch bệnh hiệu quả.

Theo đó, cần phải cải tạo ao nuôi tốt trước khi thả cá, khử trùng ao bằng vôi bột với lượng từ 7 – 10 kg/100m2 ao hoặc hóa chất khử trùng sử dụng trong nuôi thuỷ sản (Chlorin, Iodine,...). Nâng cao chất lượng đàn cá giống: chọn mua giống ở các cơ sở có uy tín, cá giống khỏe mạnh, sạch bệnh, trước khi thả cần tắm cho cá bằng muối ăn 1,5 - 2% hoặc thuốc tím 10 - 15mg/l trong 5 - 10 phút.

Thu hoạch cá trắm đen tại ao nuôi của gia đình ông Vũ Văn Thiện, xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ảnh: Kiên Trung..
Thu hoạch cá trắm đen tại ao nuôi của gia đình ông Vũ Văn Thiện, xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ảnh: Kiên Trung.

Đặc biệt, để đảm bảo môi trường nuôi ổn định, định kỳ 15 - 20 ngày thay nước, thêm nước cho ao nuôi từ 20 - 30% lượng nước ao; tẩy trùng ao nuôi bằng vôi bột với lượng 2 - 3kg/100m3 nước hoặc các loại hóa chất; sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý nước và trộn vào thức ăn,...

Giữ mực nước ao thấp nhất 1,2m để ổn định nhiệt độ ao nuôi. Định kỳ 2 lần tháng dùng vôi hòa với nước tạt đều xuống ao nuôi để ổn định pH, khử trùng và diệt mầm bệnh trong nước ao, liều lượng là từ 2 - 3kg/100m3, sử dụng chế phẩm sinh học để cái thiện môi trường nước, giúp phân hủy xác tảo tàn, thức ăn thừa, chất hữu cơ trong nước, kiểm soát mật độ táo, ổn định PH, kiêm, giảm hàm lượng khi độc H2S, NH3, NO2: trong ao nuôi trong ao nuôi.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi hoạt động của các đối tượng nuôi để kịp thời phát hiện và xử lý đối với những hiện tượng bất thường có thể ra Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày của các đối tượng nuôi, cho ăn vừa đủ, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi. Giảm lượng thức ăn vào những ngày thời tiết bất thường

Tăng cường sức đề kháng cho đối tượng nuôi bằng cách bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn định kỳ 10 - 15 ngày/đợt, mỗi đợt từ 5 - 7 ngày (liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Bổ sung bột tỏi vào thức ăn nhất là vào thời điểm giao mùa và giai đoạn cá giống để tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, theo ông Toàn, cán bộ kỹ thuật Nông trường Bạch Long, để phòng trừ dịch bệnh hiệu quả, cơ sở cũng khuyến cáo người dân thường xuyên đánh vôi khi chuyển cá giống sang bể nuôi vỗ, hoặc sau khi mưa để ổn định pH. Khi phát hiện ra cá bị bệnh cần xử lý đồng thời cả nước và bệnh.

Cụ thể, cần thay nước cho cá và xử lý nguồn nước cấp bằng vôi sau đó sử dụng thuốc tím trực tiếp xuống ao nuôi với tỷ lệ 1kg/1000m3 nước.

"Do cá trắm đen thường nhiễm bệnh vào giai đoạn nhỏ khoảng 1 năm tuổi nên chỉ cần qua được giai đoạn này thì sẽ khó nhiễm bệnh hơn", ông Toàn cho biết.

Theo KIÊN TRUNG - HUY BÌNH/ NNVN 

Các tin khác