Phát hiện sớm bệnh lở mồm long móng

Bệnh lở mồm long móng là một bệnh do virus gây ra. Năm 1993 ở xã tôi (Đình Bảng – Từ Sơn - Bắc Ninh) có hơn 100 con trâu, bò/tổng đàn gần 400 con bị mắc. Lúc đầu cũng rất hoang mang, lo sợ nhưng sau khi xử lý xong thì lại thấy bệnh này chẳng có gì ghê gớm.

Điều cốt lõi là phải phát hiện bệnh sớm. Phải chữa từ lúc móng chân trâu, bò chưa bị nứt. Đặc điểm của bệnh này ở trâu bò rất giống với bệnh tụ huyết trùng: Cũng sốt cao, bỏ ăn, chảy rãi ở miệng nhưng ở bệnh LMLM thì trâu bò bị què, đi khập khiễng, còn ở bệnh tụ huyết trùng thì không què. Những con bò chúng tôi chữa khỏi từ năm 1993 đến nay vẫn sống tốt, sinh con, đẻ cháu.

Chữa bệnh LMLM rất đơn giản: Chỉ cần xát khế chua, quả quất, quả chanh vào miệng, lưỡi và kẽ chân sau khi dùng máy bơm phun vào kẽ móng thật sạch rồi để khô. Nếu có xanhmethylen hoặc poviodine bôi vào thì càng tốt. Những con bội nhiễm vi trùng bị sốt cao thì dùng Céfalosporin 3gr/con/ngày trong 3 ngày là khỏi hoàn toàn. Nếu một con trong đàn bị thì chữa phòng cho cả chuồng bằng cách như trên. Tôi đã chữa nhiều đàn chúng không bị lây sang nhau. Nếu không có vacxin thì dùng cách này để phòng bệnh cũng rất hiệu quả.

Vì là vacxin nhũ dầu nên tiêm nông hoặc gần khớp vai thì chỗ tiêm bị sưng có thể đi khập khiễng nên các chủ trâu bò đều ngại tiêm phòng. Các thú y viên cũng ngán đi tiêm vacxin này vì nó làm gioăng cao su, pít tông cứng lại hỏng rất nhanh. Nên phải phân rõ trách nhiệm địa bàn cho từng người tiêm. Là một vacxin phải bảo quản lạnh nên quá trình vận chuyển rất dễ hỏng nếu không có xe bảo ôn hoặc mất điện dài ngày.

Theo vnngaynay.vn

Các tin khác