Mô hình nuôi ếch dày đặc dưới ao, trên trồng mai vàng ở một xã của Sóc Trăng đang được người ta đến xem

Anh Phan Hoàng Dương ấp Lai Hoà, xã Lai Hoà, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) là một trong những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên phát triển kinh tế.

Anh Phan Hoàng Dương là một thanh niên năng động ham học hỏi, tìm tòi cái mới, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Anh Dương cũng nhanh nhạy lựa chọn các mô hình trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết địa phương đã.

Nhờ áp dụng trồng cây trồng mới, nuôi con nuôi mới mà anh Phan Hoàng Dương - hội viên nông dân cư ngụ ấp Lai Hoà, xã Lai Hoà, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thành công.

Anh Phan Hoàng Dương đã thành công với mô hình nuôi ếch trong lồng lưới trên mặt ao kết hợp nuôi cá dưới ao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Ban đầu anh thử nghiệm nuôi với 3.000 con ếch giống trong 4 lồng nuôi ếch trên ao nuôi cá của gia đình.

Chăm loại cây

Chăm loại cây "nồi đồng cối đá" chả khá, dân một xã tên là Nam Ninh ở Lâm Đồng trồng sầu riêng lại giàu

Trong quá trình nuôi ếch để nâng cao được năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ếch, anh Dương không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nuôi ếch, kỹ thuật nuôi ếch, của các hộ đã từng nuôi trên địa bàn xã.

Anh còn tham khảo các nguồn tài liệu về trồng trọt, chăn nuôi trên mạng internet,…Với kiến thức có được anh áp dụng vào thực tế tại gia đình.

Đàn ếch của gia đình anh Dương phát triển nhanh, ít bị hao hụt, tỷ lệ sống cao đạt trên 75%…Sau thời gian nuôi 2,5 tháng, đàn ếch có trọng lượng từ 220-250 gam/con.

Phần ngoài lưới anh thả nuôi cá rô phi, nuôi cá trê để có thể tận dụng phần thức ăn thừa của ếch rơi xuống áo, hạn chế các loại bệnh do môi trường nước gây ra cho ếch.

Ếch nuôi thương phẩm từ 2 đến 3 tháng sẽ cho thu hoạch và đạt trọng lượng từ 3 - 5 con/kg. Muốn thành công, đòi hỏi người nuôi phải biết đặc tính sinh học và cách phát hiện, phòng trị một số bệnh thường gặp của ếch như bệnh lở loét đỏ chân, đường tiêu hóa, mù mắt và cổ quẹo.

Do đó, người nuôi tốt nhất thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình phát triển của ếch, không để nguồn nước trong ao nuôi bị ô nhiễm, tăng cường các khoáng chất đề kháng và cân đối lượng thức ăn hợp lý, tránh lãng phí, gây ô nhiễm môi trường”.

Mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi cá là một mô hình khá mới xuất hiện trong những năm gần đây, làm đa dạng thêm hình thức nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.

Mô hình nuôi kết hợp dễ thực hiện, đem lại lợi nhuận cao, thời gian quay vòng nhanh, rất phù hợp với cơ sở nuôi có ít đất sản xuất.

Mô hình giảm ô nhiễm môi trường do tận dụng được thức ăn dư thừa trong mô hình nuôi ếch, chất thải từ ếch và da của ếch sau khi lột làm thức ăn cho cá rô phi giúp giảm từ 20 - 30% lượng thức ăn sử dụng để nuôi cá.

Việc tiết kiệm chi phí thức ăn cho cá càng có ý nghĩa khi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao. Cá rô phi, cá trê cũng sẽ góp phần vệ sinh đáy ao, cải tạo nguồn nước, hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh, góp phần tăng thu nhập kinh tế cho người chăn nuôi.

Tận dụng phần đất rộng của gia đình trồng thêm 20 cây mai vàng để chuẩn bị xuất ra vào dịp tết nguyên đáng.

Trồng mai vàng, trồng thêm cây ăn trái trong vườn góp phần giúp anh Phan Hoàng Dương tăng thu nhập gia đình.

Qua thực hiện mô hình thu nhập hàng năm hộ gia đình anh có bước nâng lên, nhà cửa khang trang, thu nhập hàng năm sau khi trừ chi phí còn lãi: 160 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người trên 6,6 triệu/người/tháng.

Đây thực sự là mô hình chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm ổn định và mở ra một hướng đi mới, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế cho các hộ gia đình.

Theo GIANG VĂN NHẤN/ HỘI NÔNG DÂN XÃ LAI HÒA 

Các tin khác