Cây trồng, vật nuôi khác
Kỹ thuật trồng lan
Lan cắt cành phổ biến hiện nay như Dendrobium, Mokara, Vadan, Oncibium. Trong đó, loại Lan cắt cành chủ lực là Dendrobium, Mokara. Có nhiều cách để nhân giống hoa Lan như gieo hột (ít được phổ biến vì quá khó khăn, hiệu quả không cao), cấy mô (khá phổ biến hiện nay) và tách chiết cây con từ cây mẹ. (áp dụng cho các nhà vườn trồng Lan với qui mô nhỏ).
Kỹ thuật trồng chà là
Chà là có tên khoa học là Phoenix dactyiifera. Nguồn gốc xuất phát từ Trung tâm Bắc phi châu và được gieo trồng cung cấp thực phẩm cho Hy Lạp cách đây hơn 1000 năm. Các nước Trung đông cũng trồng chà là ở các ốc đảo, sa mạc để lấy trái ăn.
Cách ủ chua thân lá lạc
Thân lá lạc khi thu hoạch củ vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng. Hàm lượng đạm trong thân lá lạc khá cao 15 - 16% trọng lượng chất khô, cao hơn gần 2 lần lượng chất đạm trong hạt ngô.
Cách chơi hoa thủy tiên
Củ thủy tiên rất giống củ hành tây, cũng có nhiều lớp vỏ củ như vậy. Toàn củ gồm một củ chính lớn nhất và một số củ nhỏ hơn mọc xung quanh, được gọi là mầm sườn.
Kỹ thuật nhân giống sung cảnh
Sung có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, dâm cành song trong thực tế nhân giống giống bằng hạt được chú ý hơn vì tạo ra cây con khỏe.
Cây cẩm cù
Cây cẩm cù (Hoya carnosa) còn gọi là cây lan sáp, lan cầu lông, lan câu, lan anh đào. Nguyên sản ở nam Trung Quốc, Đông Nam Á v à châu Đại Dương, thuộc cây dây leo, cao 7m. Thân mềm, các đốt có rễ.
Kỹ thuật nuôi lươn
Hằng năm cứ đến mùa xuân khi nhiệt độ nước lên trên 15oC, lươn con sau khi trú đông rầm rộ kéo nhau ra khỏi hang để kiếm mồi, lúc đó là mùa vớt lươn con đem về nuôi. Thao tác thường tiến hành vào chiều tối, cho mồi vào lờ, dùng đèn, đuốc soi, dùng vợt tam giác đón vớt ở các mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc.
Nuôi bào ngư
Hiện có 3 dạng hình nuôi bào ngư: nuôi lồng trong bể xi măng, nuôi lồng treo bè ngoài biển, nuôi thả đáy trên bãi đá, rạn san hô dọc bờ biển.
Nuôi vẹm xanh
Vẹm xanh là đối tượng nuôi trồng thuỷ sản mới, có giá trị kinh tế. Vẹm xanh dễ nuôi và trong quá trình nuôi, không cần bổ sung thức ăn cho chúng.
Kỹ thuật trồng rong sụn
Rong sụn là loài rong biển nhiệt đới, có nguồn gốc từ Philippines. Tháng 2/1993 Phân Viện khoa học vật liệu Nha Trang di nhập về Việt Nam từ Nhật Bản thông qua chương trình hợp tác khoa học Việt Nam - Nhật Bản.

Các tin khác