Loài rau dại mọc hoang ở đồi cát Ninh Thuận nay trở thành đặc sản, ăn ngon lại có tác dụng như thần dược

Cây sa sâm ở Ninh Thuận

Một ngày đầu năm mới 2024, PV Dân Việt tìm về vùng đất cát ven biển để "mục sở thị" mô hình trồng cây sa sâm của nông dân Trần Đắc Huân (53 tuổi) ở thôn Khánh Nhơn 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận).

Đây cũng là nông dân tiên phong trồng và chế biến các sản phẩm từ cây sa sâm Ninh Thuận.

Loài rau dại mọc hoang ở đồi cát Ninh Thuận nay trở thành đặc sản, ăn ngon lại có tác dụng như thần dược- Ảnh 1.
Ông Trần Đắc Huân bên vườn cây sa sâm xanh tốt ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

Dẫn chúng tôi dạo quanh vườn sa sâm xanh mướt rộng khoảng 1ha ở vườn nhà, ông Trần Đắc Huân cho biết, cây sa sâm hay còn gọi là cây sâm biển, là loài dược liệu quý dùng để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.

Tuy nhiên, ở Ninh Thuận loài cây này lại mọc hoang rất nhiều trên các đồi cát dọc các xã ven biển, chưa mang lại giá trị kinh tế cho người dân.

Hiểu được giá trị của cây sa sâm, đầu năm 2023 ông Huân bỏ tiền thuê người dân địa phương thu hái hơn 1.000 cây sa sâm giống để trồng thử nghiệm trên diện tích hơn 1.000 mét vuông. Đây cũng là mô hình trồng cây sa sâm đầu tiên tại Ninh Thuận.

Sau hơn 6 tháng trồng thử nghiệm, vườn cây sa sâm của ông Huân bắt đầu cho thu hoạch. Lá được dùng để làm rau xanh bán cho người tiêu dùng, rễ sa sâm được ông thu hoạch để phơi khô làm trà hoặc ngâm rượu. Cứ 5kg rễ sa sâm tươi có thể cho ra 1kg loại khô bán với giá 500.000 – 600.000 đồng/kg.

Loài rau dại mọc hoang ở đồi cát Ninh Thuận nay trở thành đặc sản, ăn ngon lại có tác dụng như thần dược- Ảnh 2.
Cận cảnh cây sa sâm xanh mướt trong vườn nhà ông Huân, lá xanh, phát triển tốt. Ảnh: Đức Cường

"Trước đây, người dân chỉ xem loại cây chỉ là loài rau dại nên chỉ dùng nấu canh, nấu nước uống chứ chưa khai thác kinh tế. Nhưng khoảng 2 năm nay, nhiều nghiên cứu đã phát hiện giá trị dinh dưỡng cao trong loài cây này, khẳng định đây là giống cây dược liệu quý nên tôi quyết chí trồng thử ở vùng cát Ninh Thuận…", ông Huân cho hay.

Theo ông Huân, cây sa sâm là loại cây dễ trồng, chịu hạn tốt và chỉ thích hợp với những vùng đất cát biển.

Để sa sâm phát triển xanh tốt, ông thuần hóa bằng cách làm đất thành luống cao khoảng 70cm, rộng 1,5 mét và trộn phân hữu cơ để trồng như các loại rau khác. Cây sa sâm để càng lâu thì rễ càng to và dài, tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao thì nên thu hoạch vào mùa nắng hạn, khoảng từ 6 – 8 tháng sau khi trồng.

Loài rau dại mọc hoang ở đồi cát Ninh Thuận nay trở thành đặc sản, ăn ngon lại có tác dụng như thần dược- Ảnh 3.
Những cây sa sâm chỉ thích nghi và phát triển tốt ở những vùng đất cát ven biển. Ảnh: Đức Cường

"Loại cây này rất đặc biệt vì chỉ sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên. Cây sẽ bệnh héo lá và chết dần nếu tiếp xúc với phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu. Do đó, cá nhân tôi nhận thấy đây là một loại rau sạch, một dược liệu quý hiếm có cần nhân rộng để nâng cao thu nhập cho nông dân…", ông Huân cho hay.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, hiện những cây sa sâm trong vườn nhà ông Huân đang phát triển tươi tốt, thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng cát cháy nơi đây. Nhiều cây sa sâm cao 15 - 20 cm, mọc thẳng đứng và có màu xanh, hoa màu vàng nhạt. Thân cây mẹ mọc thẳng đứng, lá rất nhiều, kiểu hình thù xẻ lông chim. Mỗ thân cây mẹ có 3 – 4 nhánh nhỏ mọc dài ra từ góc. Mỗi nhánh nhỏ có nhiều đốt, mỗi đốt sẽ mọc ra cây con sinh trưởng bình thường.

Loài rau dại mọc hoang ở đồi cát Ninh Thuận nay trở thành đặc sản, ăn ngon lại có tác dụng như thần dược- Ảnh 4.
Cây mẹ mọc thẳng đứng, các nhánh phụ bò ra từ góc và hình thành các đốt để mọc cây con. Ảnh: Đức Cường

"Cây ít sâu bệnh, đỡ tốn công chăm sóc hơn các loài cây khác. Rễ cây sa sâm đâm thẳng xuống đất, trồng càng lâu thì rẽ càng to và dài, mang lại giá trị dinh dưỡng càng cao….", ông Huân nói.

Hướng đi mới cho nông dân ven biển Ninh Thuận

Loài rau dại mọc hoang ở đồi cát Ninh Thuận nay trở thành đặc sản, ăn ngon lại có tác dụng như thần dược- Ảnh 5..
Sản phẩm rễ sa sâm được ông Huân phơi khô, bày bán tại HTX 3 Hưng ở xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận. Ảnh: Đức Cường

Theo ông Trần Đắc Huân, hiện ông đã thành lập hợp tác xã chuyên cung cấp cây giống và sản phẩm rễ cây sa sâm. Hợp tác xã cũng đang trưng bày, bán các sản phẩm sa sâm tươi với giá 100.000 – 120.000 đồng/kg, sa sâm khô từ 500.000 – 600.000 đồng/kg.

Ngoài ra, còn có sản phẩm nước uống sa sâm, rượu sa sâm, tổ chức giới thiệu khách tham quan cách trồng, chăm sóc và thu hoạch sa sâm tại vườn.

"Theo đánh giá của các nhà khoa học, cây sa sâm là thảo dược quý, có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế và ích vị sinh tân. Sa sâm thường được dùng để chữa viêm phế quản, ho khan, sốt, sản phụ ít sữa...", ông Huân cho hay.

Loài rau dại mọc hoang ở đồi cát Ninh Thuận nay trở thành đặc sản, ăn ngon lại có tác dụng như thần dược- Ảnh 6.
Sa sâm khô được bó lại theo khối lượng nhất định để bảo quán và bán cho người tiêu dùng. Ảnh: Đức Cường

Trong thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục liên kết với người dân để mở rộng vùng nguyên liệu lên khoảng 10ha đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến các sản phẩm từ sa sâm. Trong đó, tập trung các sản phẩm trà túi lọc sa sâm, rượu sa sâm, nước giải khát, bột lá sa sâm để làm đẹp.

"Tôi đang quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm sa sâm Ninh Thuận và kỳ vọng đưa thương hiệu loại cây quý này trở thành sản phẩm OCOP đặc thù của địa phương trong năm 2024…", ông Huân thông tin.

Loài rau dại mọc hoang ở đồi cát Ninh Thuận nay trở thành đặc sản, ăn ngon lại có tác dụng như thần dược- Ảnh 7.
Hiện ông Trần Đắc Huân đang ấp ủ việc nhân rộng và đưa sa sẩm trở thành sản phẩm OCOP đặc thù ở địa phương. Ảnh: Đức Cường

Cây sa sâm (tên khoa học Launaea pinnatifida) là thảo dược quý, được sử dụng để chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe. Dược liệu này có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng thanh táo nhiệt, nhuận phế và ích vị sinh tân. Sa sâm thường được dùng để chữa viêm phế quản, ho khan, sốt, sản phụ ít sữa,…

Cây sa sâm phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới, tập trung ở vùng Đông Á (Nhật Bản và Trung Quốc). Tại nước ta, cây mọc hoang ở các vùng biển ở Quảng Bình, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Ninh Thuận…

Sa sâm là tên gọi chung của 2 loại dược liệu là Sa sâm bắc (tên khoa học: Glehnia littoralis F. Schmidt ex Miq. Họ Hoa tán (Apiaceae)) và Sa sâm nam (Tên khoa học: Launaea sarmentosa (Willd.) Alston – Prenanthes sarmentosa Willd, Họ: Cúc (Asteraceae)). Sự phân loại này là do sự phân bố tự nhiên của các loài cây này.

Trong đó, cây sa sâm nam có bộ phận rễ và gốc sẽ mọc lên chồi mới vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè năm sau. Cây ưa sáng, chịu được mặn, thường mọc trên bãi cát ven biển, thành từng đám hoặc rải rác thành khóm riêng rẽ lẫn với một số loài cây thảo khác như muống biển, cỏ chông, dừa cạn, củ gấu biển…

Cây sa sâm bắc có nguồn gốc ở vùng Đông Á, được trồng khá phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản. Cây được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam từ đầu những năm 60. Cây trồng ở Trại cây thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) đã thích nghi và ra hoa kết quả; hạt già rơi xuống đất dã nảy mầm một cách tự nhiên. Tuy nhiên, do chưa chú trọng nghiên cứu phát triển, nên gần đây cây đã bị mất giống.

Cả 2 loại sa sâm nói trên đều có công dụng giống nhau chủ yếu chữa phế nóng ho khan, ho lâu ngày, lao phổi đờm có máu.

Theo ĐỨC CƯỜNG/ DÂN VIỆT 

Các tin khác