Lúa bạch tạng do đâu?

Nõn, lá và bẹ ôm nõn ở rảnh con đều trắng toát (bạch tạng).

Qua theo dõi, lúa được gieo thẳng ngày 28/6, mống đẹp và khỏe, sau rắc không bị mưa; phun thuốc trừ cỏ Vithafit 300EC theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Lúa đang giai đoạn hình thành khóm, mỗi khóm có từ 2 - 3 rảnh. Tuy nhiên có hộ đã phun bổ sung thuốc trừ cỏ SIFATA36WP. Mặc dù phun theo đúng liều lượng trên bao bì, song lúa vẫn bị sốc thuốc.


Những cây lúa bị bạch tạng

Nhổ lên quan sát thấy bộ rễ trắng nhưng ngắn; độ chênh lệch về chiều cao thân lá giữa rảnh mẹ và rảnh con quá lớn, lá còn lại của rảnh con bị vỡ xước. Số khóm bị hại, phân bố đều trên mặt ruộng. Vì vậy thuốc trừ cỏ là nguyên nhân trực tiếp.

Do tính lưu dẫn và nội hấp cao của thuốc trừ cỏ nên gây sự rối loạn về các hoạt động sinh lý, sinh hóa, cây lúa không hoặc chậm hình thành diệp lục; bộ rễ cũng bị ngộ độc nên sinh trưởng chậm. Thuốc trừ cỏ có tác dụng, song cũng phải biết được tính tiêu cực của nó nếu quá lạm dụng.

Cần làm cỏ sục bùn vào lúc chiều mát. Rắc kịp thời 7 - 10 kg vôi bột và 7 - 10kg supe lân/sào. Nếu có điều kiện thì thay nước ruộng trước khi rắc lượng vôi và supe lân nêu trên, đồng thời bổ sung thêm 2 kg urê và 1,5 kg kaliclorua/sào.

Theo NNVN

Các tin khác