Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây mía

Thực tế đất trồng mía ở các vùng của nước ta hầu hết là đất chua, độ pH trong khoảng từ 3 - 4,5; lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, Bo và những chất vi lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây mía phát triển tốt nhất trên đất có pH từ 5,0 - 7,0 và phải có hàm lượng canxi, manhê và các chất trung, vi lượng từ trung bình trở lên.

Thông thường, bà con thường bón vôi để cải tạo độ chua và bổ sung canxi.Tuy nhiên, bón vôi sẽ làm chai đất, hơn nữa bón nhiều vôi cây dễ bị thiếu kali, thiếu Bo, kẽm...

Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này Cty CP Phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) các chất trung lượng như canxi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen… chuyên dùng cho cây mía.


Bón phân Văn Điển cây mía khoẻ, lóng to, mắt nhỏ, lá phát triển dựng đứng tăng khả năng quang hợp

Đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển không bị rửa trôi, có pH từ 8- 8,5 nên khi bón sẽ cải tạo nâng cao pH đất, là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây Mía.

Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây mía đạt được năng suất cao, chất lượng đường tốt; Công ty chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây mía:

1. Loại phân bón:

- Bón lót: Sử dụng các loại phân ĐYT NPK 6.12.5 chuyên bón lót cho mía (N=6%; P2O5=12%; K2O=5%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 64%.

- Bón thúc: Sử dụng phân ĐYT NPK 15.5.20 chuyên dùng bón thúc (N=15%; P2O5=5%; K2O=20%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.

2. Lượng bón:

Lượng bón cho 1ha

Chủng loại

Mía tơ

Mía gốc

Ghi chú

Phân hữu cơ

20 – 30 tấn

20 - 30 tấn

Loại tốt

Bún lót:

 - Phân NPK 6-12- 5 chuyên lót mía

 

250 - 350

 

180 - 200

 

Bún thúc:

- Phân NPK 15 - 5 - 20 chuyên thúc mía

 

500 - 600

 

500 - 600

 

3. Cách bón:

- Bón lót rải cùng phân chuồng ủ hoai theo rạch đào 250-300 kg loại phân NPK 6-12-5 chuyên bón lót mía

- Bón thúc đẻ nhánh 250- 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía

- Bón thúc vươn lóng 250- 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía

Rạch dọc hàng bón kết hợp vun gốc, tưới đủ ẩm

Với mía gốc: Sau khi cuốc bỏ gốc cũ rạch dọc hàng rải phân hữu cơ hoai + 250 - 300 kg loại phân NPK 15-5-20 chuyên bón thúc mía rồi lấp đất kín phân kết hợp tưới đủ ẩm.

Bón phân Văn Điển cây mía khoẻ, lóng to, mắt nhỏ, lá phát triển dựng đứng tăng khả năng quang hợp. Đặc biệt, do có chất silic nên lá mía dày, vỏ bóng cứng hạn chế sâu đục thân và nấm bệnh, tăng hàm lượng đường saccaro, giúp cho quá trình sản xuất đường, thu được chất lượng đường cao. Mía được bón phân Văn Điển vỏ mía có màu sắc đậm hơn không bị nhạt màu như các loại phân khác.

Theo NNVN

Các tin khác